Nhiều phụ huynh lo ngại ánh nắng có thể gây hại da bé nên dùng khăn phủ lên xe đẩy. Không chỉ che nắng, bụi, những chiếc khăn này còn tỏ ra hữu ích trong việc ngăn ngừa muỗi đốt. Tuy nhiên, vật dụng này lại không được khuyến khích bởi nó nguy hiểm với trẻ nhỏ.Cách đây không lâu, 1 thử nghiệm dùng khăn phủ xe đẩy từng được thực hiện. Dưới ánh nắng mặt trời, nhiệt độ đo lúc 10h sáng trong xe là 25.8℃, độ ẩm 46%. Quá trình thực hiện, nhóm nghiên cứu dùng một chiếc khăn mỏng và nhẹ phủ lên xe đẩy.Sau 30 phút, nhiệt độ đo được trong xe là 31,3℃ (tăng 5,5℃), độ ẩm là 39%.Tiếp tục trùm khăn lên xe đẩy trong vòng 1 giờ, nhóm nghiên cứu đo được nhiệt độ trong xe là 33,4℃ (tăng 7,4℃), độ ẩm giảm xuống 33%.Có thể thấy, nhiệt độ trong xe sau khi dùng khăn che trong 1 giờ có sự chênh lệch rất lớn. Đáng nói, thử nghiệm được thực hiện trong điều kiện nhiều gió. Nếu không gian lặng gió, kết quả nhận về còn có sự chênh lệch lớn hơn nhiều.Từ thử nghiệm trên, có thể thấy dùng khăn phủ xe đẩy khiến không gian của trẻ trở nên ngột ngạt. Việc để trẻ nằm trong xe đẩy lúc này được ví như nằm trong những chiếc ô tô đóng kín.So với người lớn, trẻ có hệ điều hòa thân nhiệt chưa hoàn thiện, tốc độ trao đổi chất lớn. Một khi nhiệt độ trong xe tăng, độ ẩm giảm sẽ làm đảo lộn sự cân bằng sinh nhiệt trong cơ thể bé. Nó có thể gây đột quỵ, mất nước, hôn mê, thậm chí gây hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.Không chỉ nhiệt độ cao uy hiếp sức khỏe trẻ, độ ẩm thấp cũng gây hại cho trẻ. Các nhà khoa học cho biết, “độ ẩm lành mạnh” với cơ thể người là 45-60%. Độ ẩm thấp khiến da và đường hô hấp của bé bị khô, khô họng, gây xuất huyết niêm mạc mũi.Ngoài nguy hiểm từ nhiệt độ cao và độ ẩm thấp, dùng khăn phủ xe đẩy còn khiến tầm nhìn của bố mẹ bị hạn chế. Một khi trẻ bị say nắng hoặc khó chịu thì bố mẹ cũng khó lòng phát hiện, không thể cấp cứu kịp thời.Thực tế, mỗi chiếc xe đều thiết kế phần mái hiên riêng. So với việc sử dụng chăn, quần áo, khăn để che bé trong xe đẩy, dùng mái hiên này là lựa chọn tốt nhất. Ảnh: Sohu, InternetMời độc giả xem video: Hội chứng khiến người bệnh khó chịu với tiếng nhai thức ăn. Nguồn: Zingnews
Nhiều phụ huynh lo ngại ánh nắng có thể gây hại da bé nên dùng khăn phủ lên xe đẩy. Không chỉ che nắng, bụi, những chiếc khăn này còn tỏ ra hữu ích trong việc ngăn ngừa muỗi đốt. Tuy nhiên, vật dụng này lại không được khuyến khích bởi nó nguy hiểm với trẻ nhỏ.
Cách đây không lâu, 1 thử nghiệm dùng khăn phủ xe đẩy từng được thực hiện. Dưới ánh nắng mặt trời, nhiệt độ đo lúc 10h sáng trong xe là 25.8℃, độ ẩm 46%. Quá trình thực hiện, nhóm nghiên cứu dùng một chiếc khăn mỏng và nhẹ phủ lên xe đẩy.
Sau 30 phút, nhiệt độ đo được trong xe là 31,3℃ (tăng 5,5℃), độ ẩm là 39%.
Tiếp tục trùm khăn lên xe đẩy trong vòng 1 giờ, nhóm nghiên cứu đo được nhiệt độ trong xe là 33,4℃ (tăng 7,4℃), độ ẩm giảm xuống 33%.
Có thể thấy, nhiệt độ trong xe sau khi dùng khăn che trong 1 giờ có sự chênh lệch rất lớn. Đáng nói, thử nghiệm được thực hiện trong điều kiện nhiều gió. Nếu không gian lặng gió, kết quả nhận về còn có sự chênh lệch lớn hơn nhiều.
Từ thử nghiệm trên, có thể thấy dùng khăn phủ xe đẩy khiến không gian của trẻ trở nên ngột ngạt. Việc để trẻ nằm trong xe đẩy lúc này được ví như nằm trong những chiếc ô tô đóng kín.
So với người lớn, trẻ có hệ điều hòa thân nhiệt chưa hoàn thiện, tốc độ trao đổi chất lớn. Một khi nhiệt độ trong xe tăng, độ ẩm giảm sẽ làm đảo lộn sự cân bằng sinh nhiệt trong cơ thể bé. Nó có thể gây đột quỵ, mất nước, hôn mê, thậm chí gây hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.
Không chỉ nhiệt độ cao uy hiếp sức khỏe trẻ, độ ẩm thấp cũng gây hại cho trẻ. Các nhà khoa học cho biết, “độ ẩm lành mạnh” với cơ thể người là 45-60%. Độ ẩm thấp khiến da và đường hô hấp của bé bị khô, khô họng, gây xuất huyết niêm mạc mũi.
Ngoài nguy hiểm từ nhiệt độ cao và độ ẩm thấp, dùng khăn phủ xe đẩy còn khiến tầm nhìn của bố mẹ bị hạn chế. Một khi trẻ bị say nắng hoặc khó chịu thì bố mẹ cũng khó lòng phát hiện, không thể cấp cứu kịp thời.
Thực tế, mỗi chiếc xe đều thiết kế phần mái hiên riêng. So với việc sử dụng chăn, quần áo, khăn để che bé trong xe đẩy, dùng mái hiên này là lựa chọn tốt nhất. Ảnh: Sohu, Internet
Mời độc giả xem video: Hội chứng khiến người bệnh khó chịu với tiếng nhai thức ăn. Nguồn: Zingnews