Acrylamide. Một số loại thực phẩm, chẳng hạn như khoai tây có thể giải phóng acrylamide khi đun nóng ở nhiệt độ cực cao. Khi đi vào cơ thể, lượng lớn acrylamide có khả năng gây ung thư.Không chỉ tăng nguy cơ ung thư, các nghiên cứu còn khẳng định tiêu thụ nhiều acrylamide trong 1 thời gian ngắn sẽ gây tác động, ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Vì vậy để bảo vệ cơ thể, bạn nên chế biến món ăn bằng cách hấp, luộc; tránh chiên, nướng hoặc nấu đến mức món ăn bị cháy sém, chuyển màu đen. Tia cực tím. Tia cực tím tự nhiên và tia cực tím sử dụng trong các liệu pháp làm đẹp đều gây tổn thương tế bào da. Giới chuyên môn khẳng định hầu hết các ca ung thư da đều bắt nguồn từ việc tiếp xúc quá nhiều với tia cực tím.Đáng lưu ý, tình trạng ô nhiễm và biến đổi khí hậu khiến tia cực tím ngày càng gay gắt. Bạn nên chú ý đến việc chống nắng. Ngoài cách chống nắng vật lý như mặc quần áo dài, đội mũ, đeo kính râm thì bạn cần quan tâm đến việc thoa kem chống nắng. Rượu bia. Kết luận của Tổ chức Nghiên cứu Ung thư quốc tế (IARC) cho thấy rượu bia là chất gây ung thư khoang miệng, họng, thanh quản, thực quản, đại trực tràng, gan và ung thư vú ở phụ nữ. Tiêu thụ rượu bia ở mức độ nào cũng có nguy cơ ung thư.Theo chuyên gia Viện Nghiên cứu Ung thư, rượu có nhiều cơ chế gây ung thư ở người. Một trong số đó là khi vào cơ thể, dưới tác dụng của enzym alcohol dehydrogenase, rượu được oxy hóa thành acetaldehyde, làm tổn thương DNA. Thuốc lá. Dù hút thuốc lá chủ động hay thụ động đều gây hại sức khỏe, tăng nguy cơ ung thư. Nguyên nhân bởi có hơn 70 hóa chất có thể làm hỏng DNA, gây ung thư trong mỗi điếu thuốc. Radon. Radon là 1 loại khí. Với hàm lượng nhỏ, radon trong môi trường tự nhiên vô hại cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu tích tụ nồng độ cao trong nhà, nó có thể phá hủy mô phổi, gây ung thư phổi.Điều đáng tiếc, radon là chất khí không màu, không vị. Chúng ta không thể cảm nhận được bằng cách thông thường. Nó chỉ có thể được phát hiện khi áp dụng các thiết bị đo radon chuyên dụng. Fomandehit. Fomandehit là chất gây ung thư, có thể tìm thấy trong ván ép, vải. Vì vậy, khi mua quần áo hoặc nội thất bằng gỗ mới bạn nên cảnh giác với formandehit.Điều bất lợi là fomandehit bay hơi rất chậm, thậm chí có thể mất tới 10 năm mới có thể giải phóng hết. Cần chú ý giữ môi trường sống luôn sạch sẽ, thông thoáng, trồng cây xanh để giảm thiểu mối nguy từ chất này. Amiăng. Sợi mịn amiăng thường được sử dụng để gia cố gạch men, trần nhà, bộ phận xe hơi và các vật liệu khác. Chúng tràn ngập trong một số vật dụng thường được sử dụng của chúng ta.Điều nguy hiểm là một khi những sợi này vỡ ra, vô tình hít vào phổi, chúng sẽ mắc kẹt trong phổi. Nghiên cứu thực nghiệm trên người và động vật đều xác nhận amiăng có thể gây ung thư. Ảnh: InternetMời độc giả xem video: Mối nguy từ sử dụng thực phẩm giảm cân trên mạng. Nguồn: VTV24
Acrylamide. Một số loại thực phẩm, chẳng hạn như khoai tây có thể giải phóng acrylamide khi đun nóng ở nhiệt độ cực cao. Khi đi vào cơ thể, lượng lớn acrylamide có khả năng gây ung thư.
Không chỉ tăng nguy cơ ung thư, các nghiên cứu còn khẳng định tiêu thụ nhiều acrylamide trong 1 thời gian ngắn sẽ gây tác động, ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Vì vậy để bảo vệ cơ thể, bạn nên chế biến món ăn bằng cách hấp, luộc; tránh chiên, nướng hoặc nấu đến mức món ăn bị cháy sém, chuyển màu đen.
Tia cực tím. Tia cực tím tự nhiên và tia cực tím sử dụng trong các liệu pháp làm đẹp đều gây tổn thương tế bào da. Giới chuyên môn khẳng định hầu hết các ca ung thư da đều bắt nguồn từ việc tiếp xúc quá nhiều với tia cực tím.
Đáng lưu ý, tình trạng ô nhiễm và biến đổi khí hậu khiến tia cực tím ngày càng gay gắt. Bạn nên chú ý đến việc chống nắng. Ngoài cách chống nắng vật lý như mặc quần áo dài, đội mũ, đeo kính râm thì bạn cần quan tâm đến việc thoa kem chống nắng.
Rượu bia. Kết luận của Tổ chức Nghiên cứu Ung thư quốc tế (IARC) cho thấy rượu bia là chất gây ung thư khoang miệng, họng, thanh quản, thực quản, đại trực tràng, gan và ung thư vú ở phụ nữ. Tiêu thụ rượu bia ở mức độ nào cũng có nguy cơ ung thư.
Theo chuyên gia Viện Nghiên cứu Ung thư, rượu có nhiều cơ chế gây ung thư ở người. Một trong số đó là khi vào cơ thể, dưới tác dụng của enzym alcohol dehydrogenase, rượu được oxy hóa thành acetaldehyde, làm tổn thương DNA.
Thuốc lá. Dù hút thuốc lá chủ động hay thụ động đều gây hại sức khỏe, tăng nguy cơ ung thư. Nguyên nhân bởi có hơn 70 hóa chất có thể làm hỏng DNA, gây ung thư trong mỗi điếu thuốc.
Radon. Radon là 1 loại khí. Với hàm lượng nhỏ, radon trong môi trường tự nhiên vô hại cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu tích tụ nồng độ cao trong nhà, nó có thể phá hủy mô phổi, gây ung thư phổi.
Điều đáng tiếc, radon là chất khí không màu, không vị. Chúng ta không thể cảm nhận được bằng cách thông thường. Nó chỉ có thể được phát hiện khi áp dụng các thiết bị đo radon chuyên dụng.
Fomandehit. Fomandehit là chất gây ung thư, có thể tìm thấy trong ván ép, vải. Vì vậy, khi mua quần áo hoặc nội thất bằng gỗ mới bạn nên cảnh giác với formandehit.
Điều bất lợi là fomandehit bay hơi rất chậm, thậm chí có thể mất tới 10 năm mới có thể giải phóng hết. Cần chú ý giữ môi trường sống luôn sạch sẽ, thông thoáng, trồng cây xanh để giảm thiểu mối nguy từ chất này.
Amiăng. Sợi mịn amiăng thường được sử dụng để gia cố gạch men, trần nhà, bộ phận xe hơi và các vật liệu khác. Chúng tràn ngập trong một số vật dụng thường được sử dụng của chúng ta.
Điều nguy hiểm là một khi những sợi này vỡ ra, vô tình hít vào phổi, chúng sẽ mắc kẹt trong phổi. Nghiên cứu thực nghiệm trên người và động vật đều xác nhận amiăng có thể gây ung thư. Ảnh: Internet
Mời độc giả xem video: Mối nguy từ sử dụng thực phẩm giảm cân trên mạng. Nguồn: VTV24