Cháo là một loại thực phẩm bán lỏng có thể nhanh chóng đi vào ruột non mà không cần nhai nhiều và nhu động dạ dày xử lý dễ dàng, phân hủy thành glucose. Nhờ vậy, cơ thể hấp thụ, sử dụng nhanh chóng để bổ sung năng lượng.
Táo bón là chứng bệnh thường gặp, đặc biệt là những người có thói quen ăn cay nóng, ít uống nước… Bện cạnh đó, cháo là một loại thức ăn loãng có chứa nhiều nước. Bởi vậy, cháo sẽ giúp chúng ta bổ sung lượng nước cho cơ thể và phòng chống táo bón hiệu quả.
Tuy cháo là món ăn bổ dưỡng nhưng nếu ăn cháo không đúng cách sẽ không tốt cho sức khoẻ và gây ra một số tình trạng không mong muốn. Đặc biệt mọi người không nên ăn 2 loại cháo dưới đây!
Ăn cháo quá nóng
Rất nhiều người có thói quen ăn cháo khi còn quá nóng, vì cho rằng ăn khi nóng, thực phẩm mới giữ nguyên vẹn các vitamin và khoáng chất, ăn nóng sẽ kích thích sự ngon miệng. Nhưng thói quen đó lợi bất cập hại, ăn quá nóng có thể gây tổn hại tới đường ruột cùng các bộ phận trong cơ thể.
Nhiều người thích ăn cháo khi còn nóng, nhưng biểu mô niêm mạc thực quản của con người rất mỏng manh, dễ bị bỏng. Ăn đồ nóng trên 65 độ C trong thời gian dài sẽ làm bỏng niêm mạc thực quản. Nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài sẽ gây viêm thực quản, nếu tế bào biến đổi sẽ gây ung thư thực quản.
Cháo với dưa chua
Chỉ ăn cháo không thì sẽ khá nhạt nhẽo với nhiều người, do đó họ sẽ ăn nó với dưa chua. Tuy nhiên, hàm lượng muối trong các loại dưa chua tương đối cao, ăn lâu dài có thể gây hại cho hệ tim mạch, tổn thương niêm mạc dạ dày, làm người béo lên do tích nước, tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
Hơn nữa, thực phẩm ngâm chua dễ sinh ra nitrit trong quá trình lên men, khi vào cơ thể chất này dễ chuyển hóa thành nitrosamine gây ung thư dạ dày nếu được tiêu thụ trong thời gian dài.
Do đó, dù là cháo hay bữa ăn hàng ngày, tốt nhất bạn nên kết hợp với một số loại rau tươi, thịt và ngũ cốc. Thỉnh thoảng có thể ăn thức ăn ngâm chua, nhưng không nên ăn nhiều và thường xuyên.