Quả đào
Loại đào quả to thường được gọi là đào tiên bởi màu sắc bóng đẹp, nhìn rất bắt mắt.
Tuy nhiên, đào rất dễ dập nát và mất nước trong quá trình vận chuyển, vì thế người bán thường ngâm loại hoa quả này với axit citric công nghiệp để giữ được màu sắc hấp dẫn của quả đào và giúp chúng giữ được sự cứng, giòn không bị giập nát.
|
Đào rất dễ dập nát và mất nước trong quá trình vận chuyển, vì thế người bán thường ngâm loại quả này với axit citric công nghiệp để giữ được màu sắc hấp dẫn của quả đào. |
Khi ăn phải đào có chứa loại hóa chất này, bạn có nguy cơ dị ứng, tổn hại thần kinh, ăn nhiều có thể gây ung thư.
Quả nhãn
Nhãn sau khi thu hoạch rất nhanh héo, vỏ quả bị khô không còn căng bóng nên thường bị người tiêu dùng chê. Để khắc phục điều đó, người bán hàng thường phun lưu huỳnh vào nhãn giúp loại quả này giữ được sự bóng đẹp, tươi ngon, không còn cảm giác bị khô héo.
Không chỉ tác động đến bề mặt ngoài, lưu huỳnh có thể ngấm sâu vào trong thịt quả, khiến cho chúng có độ cứng, giòn, ăn ngon hơn nhãn bình thường không phun hóa chất.
Người tiêu dùng khi bị lừa ăn phải loại nhãn này có thể bị tiêu chảy, ảnh hưởng đến đường hô hấp gây ho kéo dài...
Quả lê
Lê là loại trái cây nhanh hỏng và thường bị ngâm tẩm hóa chất nhiều nhất. Lê khi bị ngâm hóa chất để được rất lâu, có khi vài tháng không hỏng.
Khi ăn lê, nếu thấy có mùi lạ và hương vị không còn tự nhiên, nên bỏ đi vì đó chính là lê bị ngâm hóa chất. Đặc biệt nếu quả lê bên ngoài tươi ngon mà trong bị thối hỏng thì chắc chắn đã bị ngâm rất nhiều hóa chất bảo quản.
Mít non tiêm "thuốc lạ" thành mít chín
Giữa mùa mít, hàng trăm thương lái lùng sục khắp các vườn ở Đắk Lắk, Đắk Nông để gom mít trái về ép chín, bóc múi nhập cho đại lý thu mua kiếm lời. Cảnh lò xưởng nhếch nhác, ngổn ngang chai lọ, bao bì đựng hóa chất. Những trái mít xanh vừa hái nằm lăn lóc giữa sân. Bên hiên nhà một đống mít khác phủ bạt cẩn thận. Trong nhà, công nhân tay trần cầm dao bổ mít, bóc tách múi ngay trên nền xi măng cáu bẩn. Vỏ, xơ và hột mít vung vãi la liệt khắp nền nhà. Mùi mít hỏng, thối xộc lên nồng nặc. Thùng các-tông đựng đầy chai thuốc phân bón lá, chín trái dán nhãn tiếng Trung Quốc để ngay góc nhà.
Loại thuốc mà một người dân thường dùng là “Hoa quả thúc chín tố”. Mỗi gói thuốc có 20 ống, kích thước bằng ngón tay út, dài khoảng 2cm. Chỉ cần pha 6 lọ hóa chất với 500 ml nước, dùng que sắt dùi lỗ trên các quả mít rồi đổ hỗn hợp thuốc vào. Với cách ép trái chín này, mỗi ngày người dân xuất xưởng 1 tạ múi mít.
Hằng ngày, nhân viên các cơ sở bóc tách múi chở sọt đi khắp tỉnh thu gom mít xanh, non tại vườn với giá 5.000 đồng - 7.000 đồng/kg mang về ép chín. Bóc tách hoàn thành, múi mít được đóng bao nhập cho các đại lý thu mua với giá 12.000 đồng/kg. Các đại lý sau đó nhập cho một số cơ sở chế biến mít sấy khô. Chuỗi mua bán khép kín này chuyển loại mít chín ép bằng hóa chất đến tận tay người tiêu thụ khắp nơi.
Một thương lái cho biết, để có lãi thì phải dùng hóa chất để mít chín nhanh hơn, múi đẹp, ngon. Mít chín nhanh thì tiết kiệm được thời gian và công sức.
Trên thị trường có nhiều loại hóa chất làm mít chín nhanh. Thương lái thường chuộng chọn loại thuốc có nguồn gốc từ Trung Quốc pha loãng với nước rồi tiêm trực tiếp vào quả mít. Hóa chất càng nặng đô thì thời gian thúc mít chín càng rút ngắn. Sau khi tiêm thuốc, chưa đầy 12 giờ sau là mít chín.
Hồng xiêm ngâm bột sắt
Để quả hồng xiêm bắt mắt hơn, người bán thường ngâm quả qua một loại dung dịch được cho là bột sắt hòa với nước.
Chị Nguyễn Thị Linh (Quan Nhân, Hà Nội) mua một túi hồng xiêm về nhà, khi chị cho vào tủ lạnh chung với những quả hồng xiêm trước đó thì phát hiện các quả hồng xiêm trong hai túi có hai màu hoàn toàn khác nhau. Một loại nhìn rất bắt mắt, vàng thẫm còn một loại vẫn thấy vân xanh qua lớp vỏ mỏng.
Nghi quả bị ngâm tẩm như các khuyến cáo trên mạng, chị Linh mang hai túi hồng xiêm đến nhà người quen làm trong Viện hóa học để kiểm tra. Sau khi kiểm tra, kết quả là, những trái hồng xiêm có màu vàng thẫm đã được ngâm chất bột sắt còn hồng xiêm có màu xanh là chưa ngâm.
"Chiêu" biến đu đủ xanh thành đu đủ chín cực nhanh
Chỉ cần vài giọt dung dịch từ lọ thuốc bé bằng ngón tay út vào cuống, đu đủ xanh vừa ngắt trên cây sẽ chín vàng ruộm, đẹp mã sau ít giờ đồng hồ.Đây chính là bí kíp mà một số người dân tại vựa đu đủ ở xã Tiền Phong, Ân Thi, Hưng Yên thường xuyên sử dụng để kích thích đu đủ chín nhanh.
Quả xoài
Xoài cũng là loại quả khó giữ được chất lượng trong quá trình thu hái và vận chuyển, vì thế người ta thường thu hoạch xoài xanh, sau đó dùng hóa chất kích chín để xoài trông ngon hơn mà không bị giập nát.
Khi mua xoài, bà nội trợ nên tránh những quả xoài ngoài vỏ còn xanh hoặc có màu xanh vàng nhạt nhưng bên trong chín vàng vì những quả này dễ có nguy cơ bị dùng hóa chất. Khi ăn, những quả xoài này thường có vị nhạt nhẽo do bị ép chính chứ không phải chín tự nhiên.
Sầu riêng tắm hóa chất
Để có lãi, các thương lái thường mua cả vườn sầu riêng (mua mão). Đến kỳ thu hái họ thuê người hái bẻ hết một lượt từ trái già đến trái non rồi dú thuốc cho chín hàng loạt. Sau khi hái, thương lái nhúng trái sầu riêng vào một loại hóa chất đã hòa sẵn, mục đích để ép chín sầu riêng rồi đưa ra thị trường.
Theo phản ánh, sau khi sầu riêng được nhúng hóa chất, đồng loạt các trái sầu riêng đều chín nhanh, đồng đều và rất bắt mắt… Đặc biệt, màu sắc của trái cây nhuộm hóa chất giống như trái chín tự nhiên, chỉ có người sành sầu riêng mới phân biệt đâu là trái tự chín và bị ép chín. Qua tìm hiểu, loại hóa chất thương lái dùng nhuộm trái có nhãn mác là “Trái Chín”, được sản xuất tại TP.HCM. Cũng có nơi sầu riêng được ép chín bằng cách pha hóa chất với nước thành hỗn hợp sền sệt bôi lên cuống trái, sau đó sầu riêng được xếp vào một nơi và phủ bạt lên trên chờ chín.
Một thương lái tại TP.HCM cho biết sầu riêng chín do thuốc đều rất khó tách rời từng múi, cơm thường bị sượng.
Chuối phun hóa chất vàng ươm
Chuối cũng được thương lái thu mua cả vườn, chặt hàng loạt chở về đem nhúng vào xô nước có hóa chất hoặc dùng thuốc pha loãng phun trực tiếp lên từng buồng chuối rồi phủ bạt. Chỉ sau 12 giờ, từng trái chuối dù vẫn còn cứng nhưng đã chuyển sang màu vàng rất đẹp, trong khi cuống vẫn còn tươi mới...
Theo tìm hiểu của phóng viên, thương lái thường sử dụng tuýp hóa chất to cỡ ngón tay giá chỉ vài nghìn đồng, đem hòa với 2 lít nước rồi phun đều lên chuối sẽ chín vàng sau một đêm, trong khi để chuối chín tự nhiên phải mất gần một tuần mà mã không thể đẹp như chuối tắm hóa chất được.
Quả chuối chín ép bằng hóa chất thì cuống vẫn có màu xanh, thân cứng nhưng ngoài vỏ đã nhuộm vàng. Khi bóc vỏ ra ăn, thịt chuối vẫn sượng như ăn cơm sống.
Loại thuốc ủ chuối chín nhanh này, theo các chủ hàng bán thuốc thì có nguồn gốc từ Trung Quốc và được nhập lậu về Việt Nam.
Không chỉ dùng để rấm, dú chuối, thương lái, hay nhiều nông dân còn dùng để làm chín nhanh, đều, đẹp các loại quả khác như xoài, cà chua, vải... Người tiêu dùng cần hết sức tỉnh táo khi mua hoa quả để tránh rước bệnh vào thân.
Dưa hấu
Người trồng dưa hấu thường phun rất nhiều thuốc trừ sâu, nếu những quả chưa đến ngày đã được hái thường ruột bên trong màu trắng nhờ, có mùi, ở giữa thường ủng và lớp sọc xanh bên ngoài không đều, mờ.
Chuối cũng được thương lái thu mua cả vườn, chặt hàng loạt chở về đem nhúng vào xô nước có hóa chất hoặc dùng thuốc pha loãng phun trực tiếp lên từng buồng chuối rồi phủ bạt.
Cách phân biệt hoa quả chín ép
Để không mua phải các loại hoa quả chín ép độc hại, bạn có thể tham khảo các cách dưới đây để phân biệt hoa quả chín ép.
Mít
Mít chín thường có mùi thơm đặc trưng, từ xa đã có thể cảm nhận được hương thơm. Múi mít có màu vàng óng, cùi dày và ăn ngọt bùi, xơ mít màu trắng hoặc vàng nhạt.
Nhưng có thể nhận thấy mít chín ép thì múi mít vẫn vàng như thường nhưng ăn vào thấy có cảm giác bị sượng, quan sát thấy xơ mít không có màu trắng như bình thường mà cũng có màu vàng giống với múi. Mít không có mùi thơm lừng như mít chín tự nhiên.
Hồng xiêm
Trái hồng xiêm chín tự nhiên thường có vân xanh nhìn thấy được qua lớp vỏ mỏng. Còn quả chín bằng hoá chất thường có màu vàng thẫm, toàn bộ lớp vỏ đều màu trông rất bắt mắt.
Cam
Để cam tươi lâu, nhiều thương nhân tiêm chất bảo quản cho trái cây, ngoài bề mặt quả cam thường có độ bóng rất cao và dính, có màu vàng sẫm, loang lổ, không đều. Trong khi đó, một quả cam chín tự nhiên có màu vàng đều toàn bộ quả cam.
Xoài, đu đủ
Đu đủ chín bằng hóa chất thường vàng đều, bóng, trơn và rất đẹp mã. Đu đủ chín tự nhiên rất hay bị rám, thối và lên men nhiều chỗ.
Tương tự đối với các loại quả khác như lê, sầu riêng, cam, quýt,… chị em nội trợ cần lưu ý:
Quả chín tự nhiên hoặc chín bằng phương pháp truyền thống thì thường có màu sắc không bắt mắt. Quả có thể bị rám, bị dập, hỏng nhiều chỗ. Quả chín bằng hóa chất thường có màu vàng tươi, bóng, vàng hoặc đỏ đều.
Chuối
Quả chuối chín ép bằng hóa chất thì thân chín vàng đều nhưng cuống vẫn còn có màu xanh và đầu ngọn vẫn dính nhựa. Khi bóc vỏ ra ăn thì chuối vẫn sượng như ăn cơm sống.
Chuối chín tự nhiên sẽ chín từ gốc. Khi chọn chuối, bạn nên chọn những loại chuối chín lác đác, nghĩa là quả chín, quả xanh và màu thì không được đẹp lắm. Chuối như vậy là chuối chín tự nhiên nên khi ăn không bao giờ có vị chát, khó chịu.
Mời quý độc giả xem video Thực phẩm thường gặp nhưng rất độc: