Thường liên quan tới COVID-19, thuật ngữ "chế độ yêu tinh" (Goblin mode) được giới trẻ sử dụng để mô tả tình trạng lười biếng và hành vi phản xã hội. Đó là trạng thái tâm lý được hình thành trong thời gian giãn cách xã hội kéo dài cho đại dịch, khi nhiều người tự cô lập bản thân, dành thời gian thưởng thức đồ ăn nhẹ, bỏ qua việc trang điểm và tắm, say sưa xem Netflix và tận hưởng cuộc sống như nhân vật Ben Stiller ở cuối bộ phim "Dodgeball".
|
Bạn có cảm thấy thoải mái khi trở lại văn phòng ở "chế độ yêu tinh" hoàn toàn không? (Ảnh: Getty Images/iStockphoto). |
Hiện tại, hai năm sau đại dịch, những thói quen hình thành từ sự thoải mái này dường như đã trở thành lối sống của nhiều người.
"'Chế độ yêu tinh" giống như khi bạn thức dậy lúc 2 giờ sáng và chạy vào bếp khi không mặc gì ngoài chiếc áo phông dài để làm một món ăn nhẹ kỳ quặc", Dave McNamee, người tự nhận mình là một "goblin" chính hiệu, mô tả về hiện tượng này trong một cuộc phỏng vấn với tờ Guardian. "Đó là về sự thiếu thẩm mỹ hoàn toàn. Bởi chẳng một con yêu tinh nào lại quan tâm chúng trông như thế nào?"
Thuật ngữ "chế độ yêu tinh" được nhắc đến lần đầu tiên trên Twitter vào năm 2009, và trở nên phổ biến từ đầu tháng 2, khi một dòng tiêu đề gán sai trích dẫn "chế độ yêu tinh" cho nữ diễn viên Julia Fox trong bộ phim "Uncut Gems" (Viên ngọc thô), theo trang Guardian.
Kể từ đó, hashtag này đã bùng nổ trên Tik Tok. Các video của "Chế độ yêu tinh" đã kéo theo nhiều hành vi trong đại dịch, như tích trữ vật phẩm, ăn bánh quế đông lạnh ngay khi lấy ra khỏi hộp, hay phụ nữ quay vlog như ngày tận thế của thây ma trong PJ của họ mà không trang điểm.
Hồi tháng 2, Dave McNamee đã tweet một đoạn video quay cảnh con mèo dùng chân để xúc thức ăn vào miệng. Anh chú thích: "Đây là khi mọi người nói về "chế độ yêu tinh".
|
Vào tháng 2, Dave McNamee đã chia sẻ một video về một con mèo dùng chân để xúc thức ăn vào miệng như một ví dụ về "chế độ yêu tinh" (Ảnh: dimsimcoco/TikTok). |
Trong một số trường hợp, xu hướng này được thể hiện theo đúng nghĩa đen. Trong post được lan truyền trên Reddit, một người dùng cho rằng sự căng thẳng trong thời gian đại dịch đã khiến họ "đi lom khom" cùng với việc tạo ra "tiếng ồn như yêu tinh" trong lúc tìm đồ.
Tại sao "chế độ yêu tinh" lại trở nên phổ biến trong thời kỳ đại dịch? Peter Hayes - một nhân viên công nghệ của Bay Area chia sẻ với trang Guardian rằng việc giãn cách xóa bỏ "áp lực xã hội phải tuân theo các chuẩn mực", nên tạo cơ hội cho việc hình thành lối sống lười biếng.
Trong khi đó, Juniper cho rằng "chế độ yêu tinh" hoàn toàn trái ngược với việc cố gắng hoàn thiện bản thân hơn. "Tôi nghĩ đó là loại năng lượng mà chúng tôi mang theo vào năm 2022 - tất cả mọi người hiện giờ đang trở nên hoang dại và điên khùng", cô nói.
Tuy nhiên, giống như một con phượng hoàng bay lên từ bụi Cheeto, mọi người phải tắt "chế độ yêu tinh" khi trở lại văn phòng làm việc.
Tại thành phố New York (Mỹ), các bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ đã chứng kiến lượng khách tăng vọt khi những người quan tâm đến thẩm mỹ trở lại làm việc.
Tiến sĩ Robert Schwarcz, một bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ tại Upper East Side, cho biết: "Giờ đây, mọi người đang trở lại công sở, họ muốn dùng Botox, filler, laser và peel da. Ông cũng tiết lộ rằng doanh thu chỗ ông làm đã tăng 30% trong 6 tháng qua.
Tiến sĩ Mojgan Fajiram, một nha sĩ thẩm mỹ ở East Side, cũng thấy lượng khách hàng tăng đột biến. "Tôi đã hành nghề 30 năm và thấy hai năm qua là giai đoạn khắc nghiệt nhất. Giờ đây, mọi người sẵn sàng trả gấp đôi, nhưng tôi sẽ không cho phép điều đó", cô nói. "Rất nhiều khách hàng làm ở vị trí quản lý tìm đến vì muốn có một nụ cười hoàn hảo".
Trong khi đó, các chuyên gia sức khỏe tâm lý đã chỉ ra những cách giúp học lại các kỹ năng xã hội có thể đã giảm đi trong thời gian giãn cách xã hội, như chia sẻ thức ăn với mọi người, tăng cường bảo tồn, kể chuyện cười, tham gia vào các hoạt động thể chất cùng nhau và những cách khác để xua đuổi "yêu tinh" bên trong họ.