Cá khoai có thịt mềm như cháo nên nhiều người thường gọi là cá cháo. Cá khoai thường có nhiều vào độ cuối hè đến đầu đông và thường xuất hiện nhiều ở các khu vực miền Trung như Thanh Hóa, Quảng Bình, Vũng Tàu, phía Bắc có Thái Bình.
Theo Đông y cá khoai có vị ngọt, tính mát, không độc, tác dụng bổ hư, mát huyết, nhuận tràng, ích ngũ tạng… Các món ăn từ cá khoai rất tốt cho người gầy nóng, huyết hư, vị nhiệt miệng khô khát, táo bón, ho khan, đái tháo đường,…
Ảnh minh họa.
Theo như nghiên cứu, cá khoai chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như chất đạm, chất béo và chứa nhiều vitamin cùng một số những dưỡng chất thiết yếu. Cụ thể, trong 100g cá khoai có chứa: 220 calo, 10g chất béo, 18.4mg cholesterol, 15g hất đạm và 4g chất xơ.
Do hàm lượng calo ở cá khoai cao, nên khi ăn, cá khoai sẽ cho cảm giác no, không hề gây béo mà còn có thể giảm cân rất tốt. Đặc biệt, hàm lượng chất đạm dồi dào trong cá khoai rất dễ tiêu thụ giúp quá trình tiêu hóa diễn ra trơn tru hơn.
Mặt khác, loại đạm trong cá khoai còn có khả năng xây dựng và duy trì khối cơ nạc, thúc đẩy trong đổi chất rất tốt.
Công dụng chữa bệnh tuyệt vời của cá khoai
Cá khoai không chỉ có hương vị thơm ngon mà còn là một trong những vị thuốc của đông y. Thịt cá khoai chứa rất nhiều chất đạm, chất xơ, chất béo không no,… cùng với đó là tính bình, vị ngọt không độc rất tốt cho sức khỏe.
Theo Đông y, cá khoai vị ngọt, tính mát, không độc, tác dụng bổ hư, mát huyết, nhuận tràng, ích ngũ tạng,… Ăn rất tốt với người gầy nóng, huyết hư, vị nhiệt miệng khô khát, táo bón, ho khan, đái tháo đường,…
Dưới đây là một số tác dụng của cá khoai:
– Chữa nóng trong người, khó tăng cân, nổi mụn và giúp tái tạo làn da khô.
– Chữa ho khan và viêm phế quản.
– Hỗ trợ và điều trị căn bệnh tiểu đường nguy hiểm.
– Hỗ trợ điều trị và ngăn chặn chứng bệnh cao huyết áp.
– Chữa suy dinh dưỡng ở trẻ em.
Ảnh minh họa.
Cá khoai ăn bao nhiêu là đủ?
Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng, một người trưởng thành trung bình một ngày cần nạp khoảng 2000 calo vào cơ thể để duy trì mọi hoạt động bình thường. Nếu ngày ăn ba bữa thì lượng calo mỗi bữa cần nạp là 667 calo.
Như đã nói ở trên 100g cá khoai chứa khoảng 220 calo, nếu ăn no một bữa với cá khoai ta cần ăn khoảng 300g tương đương với mức calo nạp vào cơ thể là 660 calo.
Kinh nghiệm chọn cá khoai không lo 'tẩm hóa chất'
Những ngày gần đây, thông tin cá khoai “ngậm” formol để tươi lâu khiến nhiều người tiêu dùng lo lắng. Theo kinh nghiệm của các bà nội trợ thì sở dĩ các tiểu thương tẩm ướp hóa chất để bảo quản cá khoai vì chúng thường bị nhão, không giữ được độ tươi ngon sau khi đánh bắt, đặc biệt là khi vận chuyển cá khoai từ vùng biển về tiêu thụ ở các thành phố lớn.
Ảnh minh họa.
Để an toàn, cần nhận biết qua mùi cá. Với các loại cá khi có dấu hiệu hư hỏng luôn có mùi rất đặc trưng là mùi ươn. Người tiêu dùng kiểm tra kỹ sẽ phát hiện dễ dàng dù chúng đã được xử lý để giảm bớt mùi.
Màu sắc bên ngoài của cá khoai có độ tươi, sáng bất thường thì không nên mua bởi đặc trưng của loại cá này là thân mềm rất dễ bị nhão, khó bảo quản.
Với các loại cá ướp urê nhìn bề ngoài thấy rất tươi, mắt cá trong, mang cá đỏ tươi hơn bình thường. Tuy nhiên, độ đàn hồi thân cá không cao, khi ấn tay vào sẽ mềm, mình cá lõm xuống, ngửi kỹ cá có mùi khai chứ không phải mùi tanh đặc trưng.
Nhìn chung, để chọn cá khoai không tẩm ướp hóa chất, người mua nên chú ý tới màu sắc và độ mềm của con cá. Cá khoai tươi có màu xám bạc, thân trong. Cá khoai càng ươn sẽ càng có màu hồng, thân đục trắng, mềm nhũn.
Tốt nhất nên chọn mua cá khoai ở những cửa hàng quen uy tín và tin tưởng để tránh mua phải cá bị ướp độc. Riêng cá khoai đã được bán từ 3-4 ngày thì không nên mua.