Rối loạn ăn uống thường biểu hiện bằng việc tự ép buộc mình phải ăn không căn cứ theo nhu cầu tự nhiên của cơ thể, dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe thể chất và tinh thần. Rối loạn ăn uống có xu hướng xảy ra ở độ tuổi thiếu niên, người trẻ tuổi, phụ nữ và các bé gái. Không ai biết nguyên nhân chính xác của rối loạn ăn uống, nhưng chúng dường như cùng tồn tại với các vấn đề tâm lý và bệnh tật như lòng tự trọng thấp, trầm cảm, lo âu, đối phó kém với những cảm xúc và lạm dụng thuốc.Rối loạn ăn uống là một vấn đề y tế nghiêm trọng có thể gây ra những hậu quả sức khỏe lâu dài nếu không được điều trị. Đáng lưu ý, những người bị rối loạn ăn uống thường che giấu hành vi của mình.Dù vậy, bạn vẫn có thể nhận diện chứng bệnh ở trẻ bằng cách đánh giá lượng thức ăn bé tiêu thụ. Thông thường khi mắc rối loạn ăn uống, trẻ có biểu hiện ăn nhiều hơn, nhanh hơn.Ngoài các bữa chính, trẻ mắc chứng bệnh này xuất hiện nhu cầu ăn uống khi căng thẳng hoặc tâm trạng không tốt.Một số trẻ sau khi ăn quá nhiều sẽ nảy sinh cảm giác có lỗi. Chính vì vậy, chúng sẽ tìm cách loại bỏ lượng thức ăn đã đi vào cơ thể.Trẻ mắc chứng rối loạn ăn uống đặc biệt thích thú với đồ ăn vặt. Nếu bạn phát hiện nhiều vỏ socola, vỏ kẹo trong phòng riêng của bé thì nên theo dõi sát sao hơn.Đặc biệt, trẻ bị rối loạn ăn uống thường xuất hiện trạng thái lo âu, trầm cảm ngay cả khi được thỏa mãn nhu cầu ăn uống. Điều này hoàn toàn trái ngược với cảm giác hạnh phúc khi được thưởng thức món mình thích.
Rối loạn ăn uống thường biểu hiện bằng việc tự ép buộc mình phải ăn không căn cứ theo nhu cầu tự nhiên của cơ thể, dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe thể chất và tinh thần.
Rối loạn ăn uống có xu hướng xảy ra ở độ tuổi thiếu niên, người trẻ tuổi, phụ nữ và các bé gái. Không ai biết nguyên nhân chính xác của rối loạn ăn uống, nhưng chúng dường như cùng tồn tại với các vấn đề tâm lý và bệnh tật như lòng tự trọng thấp, trầm cảm, lo âu, đối phó kém với những cảm xúc và lạm dụng thuốc.
Rối loạn ăn uống là một vấn đề y tế nghiêm trọng có thể gây ra những hậu quả sức khỏe lâu dài nếu không được điều trị. Đáng lưu ý, những người bị rối loạn ăn uống thường che giấu hành vi của mình.
Dù vậy, bạn vẫn có thể nhận diện chứng bệnh ở trẻ bằng cách đánh giá lượng thức ăn bé tiêu thụ. Thông thường khi mắc rối loạn ăn uống, trẻ có biểu hiện ăn nhiều hơn, nhanh hơn.
Ngoài các bữa chính, trẻ mắc chứng bệnh này xuất hiện nhu cầu ăn uống khi căng thẳng hoặc tâm trạng không tốt.
Một số trẻ sau khi ăn quá nhiều sẽ nảy sinh cảm giác có lỗi. Chính vì vậy, chúng sẽ tìm cách loại bỏ lượng thức ăn đã đi vào cơ thể.
Trẻ mắc chứng rối loạn ăn uống đặc biệt thích thú với đồ ăn vặt. Nếu bạn phát hiện nhiều vỏ socola, vỏ kẹo trong phòng riêng của bé thì nên theo dõi sát sao hơn.
Đặc biệt, trẻ bị rối loạn ăn uống thường xuất hiện trạng thái lo âu, trầm cảm ngay cả khi được thỏa mãn nhu cầu ăn uống. Điều này hoàn toàn trái ngược với cảm giác hạnh phúc khi được thưởng thức món mình thích.