|
Ăn rau muống không đúng cách có thể gây hại cho sức khỏe - Ảnh: Minh họa |
- Không ăn khi dùng thuốc Đông y
Những người đang sử dụng các loại thuốc Đông y thì việc ăn rau muống sẽ làm "giã thuốc", mất tác dụng của thuốc, đặc biệt là khi sử dụng các bài thuốc độc trị độc, giảm hiệu quả điều trị.
Bên cạnh đó, những người có vết thương hở trên da cũng không nên ăn rau muống. Các thành phần dinh dưỡng trong loại rau này có thể gây ra xẹo lồi trên da.
- Không ăn cùng với sữa
Sữa chua có hàm lượng canxi cao, trong khi đó rau muống lại chứa một số thành phần hóa học có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu canxi của cơ thể. Chính vì thế, sử dụng sữa và rau muống cùng lúc cơ thể sẽ không hấp thụ được tối đa dinh dưỡng từ hai loại thực phẩm này.
- Không ăn khi chưa chín kỹ
Ăn rau muống sống hoặc chưa nấu chín kỹ có thể dẫn tới đầy bụng, dị ứng, đau bụng. Bởi trong rau muống thường có ký sinh trùng sán lá ruột lớn (Fasciolopsis buski).
Trứng sán ám trên rau và quá trình rửa bằng nước thông thường không thể làm sạch chúng hoàn toàn. Khi ăn phải rau nhiễm bẩn, trứng sán sẽ sẽ đi vào cơ thể, nảy nở và phát triển, gây ra những cơn đau bụng nhẹ, tiêu chảy, dị ứng. Nguy hiểm hơn là gây ra các bệnh mạnh tính ở túi mật, vỡ gan, suy gan, xơ gan...
- Không ăn rau muống nước
Rau muống nước được trồng tại các ao hồ có nguồn nước bị ô nhiễm sẽ dễ bị nhiễm chất độc. Ngoài ra, đây còn là môi trường sinh sản của các loài ký sinh sùng.
- Người mắc bệnh viêm khớp
Những người thường xuyên đau nhức xương khớp thì không nên bổ sung rau muống vào thực đơn hàng ngày. Những dưỡng chất trong loại rau này có thể khiến cơn đau nhức trầm trọng hơn, người mắc bệnh càng khó chịu, mệt mỏi.
- Người suy nhược
Rau muống tính hàn nên người suy nhược cơ thể, cơ địa bị lạnh không nên ăn để tránh tình trạng nghiêm trọng hơn.
- Người mắc bệnh sỏi thận
Những người mắc chứng gút, viêm nhiễm đường tiết niệu, sỏi thận, người huyết áp cao không nên ăn rau muống. Do đó, khi thấy có những biểu hiện khác thường sau khi ăn rau muống, bạn cần ngưng lại ngay.