Cháo lươn Vinh, đặc sản Nghệ An hấp dẫn mà nếu không thử là sự đáng tiếc cho du khách khi đến TP.Vinh. Cháo lươn Vinh được xay nhuyễn, kết hợp nhiều thứ gia vị, trong đó lươn là bí quyết làm nên món ngon này. Món này có thể ăn kèm với bất kể thứ gì như mướt Diễn Châu, bánh mì…Bánh mướt Diễn Châu có truyền thống từ hàng trăm năm nay và giờ đây, tuy đã có nhiều thay đổi về cách làm, hình dáng nhưng vẫn giữ được đặc trưng trong hương vị. Cách ăn bánh mướt cũng khá đặc biệt khi ăn kèm với giò Đô Lương làm ăn trong ngày, không có hàn the.Nhút Thanh Chương được ví như “Kim chi xứ Nghệ”, đây là món ăn được làm từ xơ mít, nó có thể ăn vào mùa đông xào với thịt lăn, hoặc nấu một mình để có vị riêng.Cá mát sông Giăng: Cá mát không phải là giống cá lớn, thường chỉ bằng hai hoặc ba ngón tay người lớn, con “bự” cũng chỉ chừng 0,5 đến 0,8 kg. Hàng năm, tháng 8 âm lịch là vào mùa cá mát. Thịt cá mát rất lành, bổ, thơm ngon, hơi có vị đắng vì khi chế biến không vứt bỏ ruột (ruột cá rất sạch vì chủ yếu ăn thức ăn thực vật), mỡ béo ít xương và ngon nhất là phần đầu.Bánh gai xứ dừa Anh Sơn: Là món ăn có từ lâu đời ở xã Tường Sơn, huyện Anh Sơn, Nghệ An. Món này là sự kết hợp giữa lá gai, bột nếp, mật mía, nhân đậu khi ăn vào ngọt dịu, thơm nức.Xôi Thái: Là món ăn dân dã đặc trưng của người dân tộc Thái ở miền tây xứ Nghệ, nếu có dịp ghé qua các địa bàn miền núi nơi có người Thái sinh sống, bạn nên thử ăn một lần để trải nghiệm hương vị của xôi Thái.Bánh lá gói: Là món ăn vặt được nhiều bạn trẻ “nghiền”, vì có hương vị thơm của nước mắm cốt, sự dẻo dai của bột gạo hoặc bột nếp.Cháo canh: Món ăn được kết hợp từ bột mì và trứng chim cút, vị cay và thơm nồng, cộng với giò Nghi Phú. Nhiều người cứ tưởng, cháo canh là món kết hợp giữa cháo và canh, đến khi tận mắt chứng kiến và thưởng thức mới thốt lên “ngon”.Bánh khô: Bánh khô vừng (bánh đa) được làm từ bột gạo, tiêu, tỏi và các gia vị khác. Những nguyên liệu này tuy dễ kiếm nhưng phải đảm bảo nhiều yêu cầu khắt khe để có được chiếc bánh ngon. Bánh đa xứ Nghệ nổi tiếng nhất ở huyện Đô Lương, sau đó lan truyền sang các huyện khác.Bánh ngào hay còn gọi là bánh mật là thứ đặc sản dân dã của người dân xứ Nghệ. Xắn một miếng bánh vàng óng đưa vào miệng, vị ngọt ngào của mật mía, dẻo của nếp và thơm thơm mùi gừng sẽ hấp dẫn bạn ngay từ lần thử đầu tiên.Khoai xéo: Món này có từ bao đời, người dân xứ Nghệ trước đây vốn nghèo khó thường ăn khoai nên mới chế ra món khoai xéo, kết hợp với vừng đen, lạc nấu trong nhiều giờ, thời nay họ bỏ thêm đường khi ăn khoai xéo có vị ngọt, thơm và bùi bùi.Giò bê Nam Đàn: Loại giò này được làm theo kiểu dăm bông, có vị thơm, ngọt rất đặc trưng của thịt bê không lẫn đi đâu được. Vài năm trở lại đây, giò bê Nam Đàn trở thành món quà biếu, món ăn trong ngày Tết phổ biến ở khắp các tỉnh thành Việt Nam. Ảnh: Internet.
Video "Chế biến món ngon từ nấm đông cô". Nguồn: VTC.
Cháo lươn Vinh, đặc sản Nghệ An hấp dẫn mà nếu không thử là sự đáng tiếc cho du khách khi đến TP.Vinh. Cháo lươn Vinh được xay nhuyễn, kết hợp nhiều thứ gia vị, trong đó lươn là bí quyết làm nên món ngon này. Món này có thể ăn kèm với bất kể thứ gì như mướt Diễn Châu, bánh mì…
Bánh mướt Diễn Châu có truyền thống từ hàng trăm năm nay và giờ đây, tuy đã có nhiều thay đổi về cách làm, hình dáng nhưng vẫn giữ được đặc trưng trong hương vị. Cách ăn bánh mướt cũng khá đặc biệt khi ăn kèm với giò Đô Lương làm ăn trong ngày, không có hàn the.
Nhút Thanh Chương được ví như “Kim chi xứ Nghệ”, đây là món ăn được làm từ xơ mít, nó có thể ăn vào mùa đông xào với thịt lăn, hoặc nấu một mình để có vị riêng.
Cá mát sông Giăng: Cá mát không phải là giống cá lớn, thường chỉ bằng hai hoặc ba ngón tay người lớn, con “bự” cũng chỉ chừng 0,5 đến 0,8 kg. Hàng năm, tháng 8 âm lịch là vào mùa cá mát. Thịt cá mát rất lành, bổ, thơm ngon, hơi có vị đắng vì khi chế biến không vứt bỏ ruột (ruột cá rất sạch vì chủ yếu ăn thức ăn thực vật), mỡ béo ít xương và ngon nhất là phần đầu.
Bánh gai xứ dừa Anh Sơn: Là món ăn có từ lâu đời ở xã Tường Sơn, huyện Anh Sơn, Nghệ An. Món này là sự kết hợp giữa lá gai, bột nếp, mật mía, nhân đậu khi ăn vào ngọt dịu, thơm nức.
Xôi Thái: Là món ăn dân dã đặc trưng của người dân tộc Thái ở miền tây xứ Nghệ, nếu có dịp ghé qua các địa bàn miền núi nơi có người Thái sinh sống, bạn nên thử ăn một lần để trải nghiệm hương vị của xôi Thái.
Bánh lá gói: Là món ăn vặt được nhiều bạn trẻ “nghiền”, vì có hương vị thơm của nước mắm cốt, sự dẻo dai của bột gạo hoặc bột nếp.
Cháo canh: Món ăn được kết hợp từ bột mì và trứng chim cút, vị cay và thơm nồng, cộng với giò Nghi Phú. Nhiều người cứ tưởng, cháo canh là món kết hợp giữa cháo và canh, đến khi tận mắt chứng kiến và thưởng thức mới thốt lên “ngon”.
Bánh khô: Bánh khô vừng (bánh đa) được làm từ bột gạo, tiêu, tỏi và các gia vị khác. Những nguyên liệu này tuy dễ kiếm nhưng phải đảm bảo nhiều yêu cầu khắt khe để có được chiếc bánh ngon. Bánh đa xứ Nghệ nổi tiếng nhất ở huyện Đô Lương, sau đó lan truyền sang các huyện khác.
Bánh ngào hay còn gọi là bánh mật là thứ đặc sản dân dã của người dân xứ Nghệ. Xắn một miếng bánh vàng óng đưa vào miệng, vị ngọt ngào của mật mía, dẻo của nếp và thơm thơm mùi gừng sẽ hấp dẫn bạn ngay từ lần thử đầu tiên.
Khoai xéo: Món này có từ bao đời, người dân xứ Nghệ trước đây vốn nghèo khó thường ăn khoai nên mới chế ra món khoai xéo, kết hợp với vừng đen, lạc nấu trong nhiều giờ, thời nay họ bỏ thêm đường khi ăn khoai xéo có vị ngọt, thơm và bùi bùi.
Giò bê Nam Đàn: Loại giò này được làm theo kiểu dăm bông, có vị thơm, ngọt rất đặc trưng của thịt bê không lẫn đi đâu được. Vài năm trở lại đây, giò bê Nam Đàn trở thành món quà biếu, món ăn trong ngày Tết phổ biến ở khắp các tỉnh thành Việt Nam. Ảnh: Internet.
Video "Chế biến món ngon từ nấm đông cô". Nguồn: VTC.