Nếu bạn có dịp đặt chân đến làng Kapetakang, thuộc tiểu khu Kapetak, Cirebon, Indonesia, chắc chắn bạn sẽ không thể nào quên mùi tanh nồng đặc trưng bao trùm cả một vùng. Nơi đây được mệnh danh là "thánh địa thằn lằn", nơi tập trung quy mô lớn hoạt động săn bắt, giết mổ và chế biến thằn lằn. Ảnh: Báo Giao thôngThằn lằn, loài bò sát nhỏ bé thường được xem là loài vật gây hại, nhưng tại đây lại trở thành nguyên liệu chính để chế biến một món ăn đặc sản. Ảnh: Báo Giao thôngHàng nghìn con thằn lằn được thu mua từ khắp nơi trên cả nước, sau đó được đưa về làng Kapetakang để sơ chế, nướng và phơi khô. Ảnh: Báo Giao thôngQuy trình chế biến thằn lằn khô khá đơn giản nhưng lại đòi hỏi sự khéo léo và tỉ mỉ. Sau khi được làm sạch, thằn lằn sẽ được nướng trong lò khoảng 2 tiếng đồng hồ. Tiếp theo, chúng được mang ra phơi khô dưới ánh nắng mặt trời cho đến khi chuyển sang màu đen. Ảnh: Báo Giao thôngMặc dù quá trình chế biến khá đơn giản, nhưng mùi tanh nồng của thằn lằn khô lại là một thử thách đối với nhiều người. Ảnh: Báo Giao thôngHương vị của món ăn này cũng rất đặc trưng, có phần hơi cứng và dai. Ảnh: Báo Giao thôngNhững người mua thằn lằn về sẽ đem chúng ngâm nước nóng, chiên lên và thêm gia vị vào, thường ăn cùng với cơm nóng hoặc làm mồi nhậu. Ảnh: Báo Giao thôngTheo người dân nơi đây cho biết, thằn lằn phơi khô có tác dụng thay thế thuốc điều trị ngứa do dị ứng, chúng còn là một nguyên liệu cho mỹ phẩm. Ảnh: Báo Giao thôngXem video: Khóc thét với những món ăn được tạo hình vô cùng “độc lạ”
Nếu bạn có dịp đặt chân đến làng Kapetakang, thuộc tiểu khu Kapetak, Cirebon, Indonesia, chắc chắn bạn sẽ không thể nào quên mùi tanh nồng đặc trưng bao trùm cả một vùng. Nơi đây được mệnh danh là "thánh địa thằn lằn", nơi tập trung quy mô lớn hoạt động săn bắt, giết mổ và chế biến thằn lằn. Ảnh: Báo Giao thông
Thằn lằn, loài bò sát nhỏ bé thường được xem là loài vật gây hại, nhưng tại đây lại trở thành nguyên liệu chính để chế biến một món ăn đặc sản. Ảnh: Báo Giao thông
Hàng nghìn con thằn lằn được thu mua từ khắp nơi trên cả nước, sau đó được đưa về làng Kapetakang để sơ chế, nướng và phơi khô. Ảnh: Báo Giao thông
Quy trình chế biến thằn lằn khô khá đơn giản nhưng lại đòi hỏi sự khéo léo và tỉ mỉ. Sau khi được làm sạch, thằn lằn sẽ được nướng trong lò khoảng 2 tiếng đồng hồ. Tiếp theo, chúng được mang ra phơi khô dưới ánh nắng mặt trời cho đến khi chuyển sang màu đen. Ảnh: Báo Giao thông
Mặc dù quá trình chế biến khá đơn giản, nhưng mùi tanh nồng của thằn lằn khô lại là một thử thách đối với nhiều người. Ảnh: Báo Giao thông
Hương vị của món ăn này cũng rất đặc trưng, có phần hơi cứng và dai. Ảnh: Báo Giao thông
Những người mua thằn lằn về sẽ đem chúng ngâm nước nóng, chiên lên và thêm gia vị vào, thường ăn cùng với cơm nóng hoặc làm mồi nhậu. Ảnh: Báo Giao thông
Theo người dân nơi đây cho biết, thằn lằn phơi khô có tác dụng thay thế thuốc điều trị ngứa do dị ứng, chúng còn là một nguyên liệu cho mỹ phẩm. Ảnh: Báo Giao thông