Hơn 20 năm về trước, chị Phấn Hương ôm cái thai thứ 2 trong bụng bỏ nhà đi nơi khác sinh con. Thời bấy giờ, chính quyền Trung Quốc quy định mỗi gia đình chỉ được phép sinh một con. Cận kề ngày lâm bồn, chị đã ôm con gái lớn đến trốn tại một ngôi nhà trên thuyền neo đâu bên con kênh hẻo lánh, cách Hàng Châu khoảng 120 km.
Người ta nói có nỗi đau nào bằng nỗi đau vượt cạn của người mẹ. Vậy nên, giây phút anh Từ Lễ Đạt – chồng của chị Hương phải đưa đứa con ra ngoài phố để người ta nhặt về nuôi chắc chắn sẽ khiến hai người, đặc biệt là người mẹ đau thấu tâm can. Một buổi chiều muộn tại khu chợ rau ở Tô Châu, anh Đạt đã mang đứa con gái 5 ngày tuổi còn đỏ hỏn đặt bên vệ đường cùng một một lá thư đẫm lệ:
|
Ảnh minh họa. |
“Con gái Tịnh Nghệ của chúng tôi sinh vào 10h sáng ngày 24/7 Âm lịch năm 1995. Bởi vì cuộc sống quá nghèo khổ và pháp luật nghiêm khắc nên chúng tôi buộc phải bỏ rơi con bé. Cầu xin lòng thương xót của những ông bố bà mẹ trên thế gian này! Cảm ơn vì đã cứu lấy con gái chúng tôi. Nếu như Thiên đường nghe thấu, nếu như chúng tôi được mang đến với nhau bằng định mệnh, hãy cho chúng tôi gặp lại nhau một lần nữa trên cây cầu Đoạn ở Hàng Châu, vào buổi sáng lễ Thất tịch trong 10 hay 20 năm nữa”.
10 năm trôi qua, chị Hương và anh Đạt chưa bao giờ thôi nghĩ về đứa con mà mình đã từng dứt bỏ. Lễ Thất tịch năm 2005, vợ chồng anh chị đã đứng đợi trên cầu Đoạn từ sáng sớm như đã hẹn, họ cầm một chiếc bảng lớn cùng bức thư năm xưa trên tay chạy tới chạy lui trên cầu, ai đi qua cũng gọi lại hỏi xem có phải con gái mình không?
Đến cuối ngày anh chị thất thểu ra về, cũng có nhiều người đã chứng kiến sự việc của anh chị hôm đó. Trong số đó có một nhóm làm phim, họ vô cùng xúc động trước cảnh chờ con của hai người. Nhóm làm phim đã giúp bố mẹ đẻ của Kati lan truyền thông tin bằng cách thực hiện một phóng sự về những trẻ em Trung Quốc được nhận làm con nuôi trên khắp thế giới.
Cho đến năm ngoái khi Kati 21 tuổi và đang trong quá trình chuẩn bị cho học kỳ trao đổi sinh viên tại Tây Ban Nha. Lúc đó, cô đã nghĩ:
“Tôi nghĩ mọi người ở đó chắc sẽ hỏi mình về Trung Quốc và Mỹ. Vì vậy, tôi đã hỏi mẹ về quá khứ của mình và bà ấy trả lời: Có lẽ bố mẹ nên nói với con là thật ra bố mẹ biết bố mẹ ruột của con là ai”. Khi đó Kati đã rất xúc động không thể nói lên lời.
Sau 22 năm chờ đợi, vậy là lời hẹn ước cũng đã trở thành hiện thực tuy có muộn màng đôi chút. Nhờ sự giúp đỡ của bố mẹ nuôi, Kati đã gặp lại bố mẹ đẻ của mình ngay tại chính cây cầu Đoạn năm nào. Mẹ của Kati đã vô cùng xúc động và liên tục khóc khi được đoàn tụ với con gái, tuy nhiên có một chút khó khăn trong giao tiếp khi không cùng ngôn ngữ vì Kati nói tiếng Anh từ bé.
Ngày trở lại Mỹ, Kati xúc động bày tỏ: “Tôi muốn gặp lại họ, tôi muốn có một mối quan hệ nào đó. Câu hỏi lớn ở đây là, họ là gì của tôi? Tôi còn chẳng biết phải gọi họ như thế nào nữa. Dù là thế nào, tôi thật sự cảm thấy rất vui vì có thể kết nối trở lại với nơi tôi đã được sinh ra”.
Cha mẹ luôn là điều thiêng liêng bất diệt, là thứ quan trọng nhất trong cuộc đời của mỗi chúng ta, tình cảm của cha mẹ dành cho con cái luôn là thứ tình cảm thiêng liêng và thuần khiết nhất không gì có thể sánh nổi
Trên trái đất này, không có món quà nào ngọt ngào bằng tình yêu thương của những bậc sinh thành dành cho con mình và không có hạnh phúc nào bằng hạnh phúc của những người làm cha mẹ nhìn thấy con mình khôn lớn trưởng thành.
Khi bạn nhìn vào mắt của một người mẹ, bạn sẽ biết được tình yêu tinh khiết nhất mà mình có thể tìm thấy trên trái đất.
Với cha mẹ bạn luôn mãi mãi là những đứa trẻ nhỏ bé luôn cần được ôm ấp vỗ về và che chở, dù bạn khôn lớn và trưởng thành đến đâu cũng trở nên nhỏ bé và ngây ngô trong vòng tay yêu thương của họ.