Gây hại cho tim: Theo một nghiên cứu công bố trên JAMA (Mỹ), những người bỏ bữa sáng có nguy cơ đau tim cao hơn 27% so với những người ăn sáng đầy đủ. (Ảnh: The Independent)Bên cạnh đó, việc không ăn sáng cũng khiến gia tăng huyết áp, dẫn đến tắc nghẽn động mạch, từ đó mà nguy cơ mắc các bệnh tim mạch mãn tính bao gồm đột quỵ tăng lên. (Ảnh: NYTO)Tăng nguy cơ mắc tiểu đường: Những người bỏ bữa sáng, dù chỉ một bữa sáng mỗi tuần, cũng khiến nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 gia tăng lên 20%. Đây là một kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Hoa Kỳ. (Ảnh: NinjaJournalist)Thậm chí, đối với những người phụ nữ làm việc 8 tiếng/ngày thì tác hại của bỏ bữa sáng còn nguy hiểm hơn khi nó khiến nguy cơ trên tăng lên đến 54%. (Ảnh: Diabetes Library)Tăng cân: Nếu ai đang có ý định giảm béo bằng bỏ bữa sáng thì nên suy nghĩ lại. Không ăn sáng khiến chúng ta thèm đường và đồ béo hơn, cơn đói khiến chúng ta sẽ ăn nhiều hơn trong các bữa sau. Và như vậy, cán kim lại lệch thêm về bên phải. (Ảnh: HSOU)Tác động tiêu cực lên trí nhớ & năng lượng: Nghiên cứu từ Anh Quốc công bố trên tạp chí Physiological Behavior năm 1999 cho thấy những người không ăn sáng có trí nhớ & năng lượng kém hơn hẳn so với những người ăn uống đầy đủ. (Ảnh: wiseGEEK)Nguy cơ ung thư: Bỏ bữa sáng có thể khiến chúng ta thèm ăn nhiều hơn trong ngày, dẫn đến tăng cân và tăng nguy cơ béo phì. Những người thừa cân hay béo phì sẽ có nguy cơ mắc ung thư (ví dụ: ung thư vú) cao hơn - theo Cancer Research (Anh). (Ảnh: Wellmindness)Chức năng nhận thức bị ảnh hưởng: Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đối với nhóm trẻ vị thành niên (12 - 15 tuổi), việc ăn sáng đầy đủ giúp gia tăng khả năng nhận thức và kết quả này hoàn toàn có thể mở rộng ra đối với cả những người trưởng thành. (Ảnh: Veritas Hearing)Có thể gây đau nửa đầu: Bỏ bữa (đặc biệt là bữa sáng) khiến cho lượng đường trong cơ thể suy giảm, cơ thể phải giải phóng thêm các hoóc-môn để bủ đắp cho sự thiếu hụt lượng glucose. Chính vì như vậy, huyết áp tăng và gây nên chứng đau nửa đầu và đau đầu. (Ảnh: EmpowHER)Gây rụng tóc: Sự thiếu hụt protein trong các bữa ăn ảnh hưởng tiêu cực đến nồng độ keratin, khiến tóc khó phát triển và gây rụng tóc. Trong khi đó, bữa sáng lại là bữa quan trọng nhất trong ngày. Vì thế, nếu không muốn điều đáng sợ này xảy ra, hãy ăn sáng và cung cấp đầy đủ protein trong các bữa ăn của mình. (Ảnh: HuffPost)Ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất: Bữa sáng giúp khởi động quá trình trao đổi chất trong cơ thể sau khoảng 12 tiếng nghỉ ngơi kể từ bữa tối hôm trước. Quá trình trao đổi chất mà không được hoạt động trơn tru sẽ dẫn đến nhiều vấn đề tiêu cực trong cơ thể. (Ảnh: Herb)Càng mệt hơn sau khi say: Hãy nhớ rằng, bỏ bữa sáng sẽ khiến lượng đường trong cơ thể suy giảm, gây đau đầu và buồn nôn. Vậy, nếu như đêm trước đó bạn vừa say xỉn thì sẽ thế nào? Sẽ tệ hơn, chắc chắn như vậy. (Ảnh: Greatist)Bên cạnh đó, bữa sáng giàu sắt, folate và các khoáng chất, vitamin khác sẽ giúp bạn bù đắp lượng dinh dưỡng mất đi trong cơ thể sau cơn say. Vậy nên đừng bỏ bữa sáng nhé! (Ảnh: 4EYA)
Gây hại cho tim: Theo một nghiên cứu công bố trên JAMA (Mỹ), những người bỏ bữa sáng có nguy cơ đau tim cao hơn 27% so với những người ăn sáng đầy đủ. (Ảnh: The Independent)
Bên cạnh đó, việc không ăn sáng cũng khiến gia tăng huyết áp, dẫn đến tắc nghẽn động mạch, từ đó mà nguy cơ mắc các bệnh tim mạch mãn tính bao gồm đột quỵ tăng lên. (Ảnh: NYTO)
Tăng nguy cơ mắc tiểu đường: Những người bỏ bữa sáng, dù chỉ một bữa sáng mỗi tuần, cũng khiến nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 gia tăng lên 20%. Đây là một kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Hoa Kỳ. (Ảnh: NinjaJournalist)
Thậm chí, đối với những người phụ nữ làm việc 8 tiếng/ngày thì tác hại của bỏ bữa sáng còn nguy hiểm hơn khi nó khiến nguy cơ trên tăng lên đến 54%. (Ảnh: Diabetes Library)
Tăng cân: Nếu ai đang có ý định giảm béo bằng bỏ bữa sáng thì nên suy nghĩ lại. Không ăn sáng khiến chúng ta thèm đường và đồ béo hơn, cơn đói khiến chúng ta sẽ ăn nhiều hơn trong các bữa sau. Và như vậy, cán kim lại lệch thêm về bên phải. (Ảnh: HSOU)
Tác động tiêu cực lên trí nhớ & năng lượng: Nghiên cứu từ Anh Quốc công bố trên tạp chí Physiological Behavior năm 1999 cho thấy những người không ăn sáng có trí nhớ & năng lượng kém hơn hẳn so với những người ăn uống đầy đủ. (Ảnh: wiseGEEK)
Nguy cơ ung thư: Bỏ bữa sáng có thể khiến chúng ta thèm ăn nhiều hơn trong ngày, dẫn đến tăng cân và tăng nguy cơ béo phì. Những người thừa cân hay béo phì sẽ có nguy cơ mắc ung thư (ví dụ: ung thư vú) cao hơn - theo Cancer Research (Anh). (Ảnh: Wellmindness)
Chức năng nhận thức bị ảnh hưởng: Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đối với nhóm trẻ vị thành niên (12 - 15 tuổi), việc ăn sáng đầy đủ giúp gia tăng khả năng nhận thức và kết quả này hoàn toàn có thể mở rộng ra đối với cả những người trưởng thành. (Ảnh: Veritas Hearing)
Có thể gây đau nửa đầu: Bỏ bữa (đặc biệt là bữa sáng) khiến cho lượng đường trong cơ thể suy giảm, cơ thể phải giải phóng thêm các hoóc-môn để bủ đắp cho sự thiếu hụt lượng glucose. Chính vì như vậy, huyết áp tăng và gây nên chứng đau nửa đầu và đau đầu. (Ảnh: EmpowHER)
Gây rụng tóc: Sự thiếu hụt protein trong các bữa ăn ảnh hưởng tiêu cực đến nồng độ keratin, khiến tóc khó phát triển và gây rụng tóc. Trong khi đó, bữa sáng lại là bữa quan trọng nhất trong ngày. Vì thế, nếu không muốn điều đáng sợ này xảy ra, hãy ăn sáng và cung cấp đầy đủ protein trong các bữa ăn của mình. (Ảnh: HuffPost)
Ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất: Bữa sáng giúp khởi động quá trình trao đổi chất trong cơ thể sau khoảng 12 tiếng nghỉ ngơi kể từ bữa tối hôm trước. Quá trình trao đổi chất mà không được hoạt động trơn tru sẽ dẫn đến nhiều vấn đề tiêu cực trong cơ thể. (Ảnh: Herb)
Càng mệt hơn sau khi say: Hãy nhớ rằng, bỏ bữa sáng sẽ khiến lượng đường trong cơ thể suy giảm, gây đau đầu và buồn nôn. Vậy, nếu như đêm trước đó bạn vừa say xỉn thì sẽ thế nào? Sẽ tệ hơn, chắc chắn như vậy. (Ảnh: Greatist)
Bên cạnh đó, bữa sáng giàu sắt, folate và các khoáng chất, vitamin khác sẽ giúp bạn bù đắp lượng dinh dưỡng mất đi trong cơ thể sau cơn say. Vậy nên đừng bỏ bữa sáng nhé! (Ảnh: 4EYA)