Dưới đây là một số nguyên nhân gây bàn chân và bàn tay lạnh thường gặp
Suy thận
Thận yếu cũng là một trong những nguyên nhân khiến tay chân lạnh. Triệu chứng suy thận thường xảy ra đột ngột khiến cho bệnh nhân có cảm giác ớn lạnh như bị gió thổi. Dù giữa mùa hè nhưng lúc nào người bệnh cũng cảm thấy chân tay lạnh buốt có khi lan tới đầu gối và khủy tay.
Kèm theo đó là các triệu chứng như tiểu đêm, tiểu nhiều hơn 8 lần vào ban ngày, đau ngang thắt lưng, nhức mỏi đầu gối, tinh thần mệt mỏi, mất ngủ…
Thiếu máu: Thiếu máu là tình trạng suy giảm lượng tế bào hồng cầu khỏe mạnh trong máu. Nguyên nhân chủ yếu của thiếu máu là do thiếu sắt. Khi bị thiếu chất sắt, các tế bào hồng cầu không được cung cấp đủ huyết sắc tố để vận chuyển oxy từ phổi đến các phần còn lại của cơ thể. Kết quả khiến bàn tay và bàn chân của người bệnh nhiễm lạnh.
Bệnh đái tháo đường: Tuần hoàn, lưu thông máu kém là một triệu chứng điển hình ở những người bệnh mắc tiểu đường, đặc biệt ở nếu điều này xảy ra ở tay và chân có thể khiến cho tay và chân nhiễm lạnh.
Bệnh tim: Giống như đái tháo đường, bệnh tim có thể khiến lưu lượng máu đến các chi giảm qua đó dẫn đến tình trạng lạnh chân và tay.
Suy giáp: Lạnh chân và tay là một trong những triệu chứng của suy giáp. Ngoài ra các triệu chứng khác còn bao gồm mệt mỏi, đau nhức xương khớp, khô da, rụng tóc và trầm cảm....
Hội chứng Raynaud: Hội chứng Raynaud hay còn gọi là cước chân, tay là tình trạng các ngón tay, ngón chân hoặc thậm chí các bộ phận khác trên cơ thể cảm thấy lạnh hoặc tê buốt. Đó là kết quả của tình trạng hẹp động mạch, đặc biệt ở tay và chân khiến máu không thể lưu thông bình thường. Raynaud có thể khiến các ngón tay chuyển sang màu trắng, xám hoặc đỏ. Khi sự lưu thông máu trở lại bình thường, bàn tay có thể bị ngứa ran, nhói hoặc sưng.
Thiếu vitamin B12: Thiếu vitamin B12 có thể dẫn đến một số triệu chứng thần kinh bao gồm cả cảm giác buốt lạnh ở bàn tay hoặc bàn chân. Vitamin B12 có nhiều trong các nguồn thực phẩm tự nhiên như thịt, các sản phẩm từ sữa. Chúng có tác dụng duy trì sức khỏe các tế bào hồng cầu. Các triệu chứng khác của thiếu vitamin B12 bao gồm: mệt mỏi, thiếu máu, da nhợt nhạt thiếu sức sống, cảm giác hụt hơi, loét miệng, rối loạn nhận thức...
Cách điều trị tay chân lạnh
Dùng dầu massage trị chứng bàn chân lạnh
Để điều trị chứng tay chân lạnh, hãy lấy một chút dầu mè hoặc dầu mù tạt hoặc dầu ô liu và sau đó làm ấm nó. Thoa dầu lên bàn chân. Massage nhẹ nhàng khoảng 5-10 phút rồi đi tất. Làm điều này trước khi đi ngủ hàng ngày vì nó có thể giúp giữ ấm cho bàn chân. Nhất là vào mùa đông lạnh giá hiện nay.
Uống trà gừng
Theo y học cổ truyền cùng bằng chứng từ thực tế nghiên cứu khoa học, gừng được biết đến rộng rãi với tác dụng tăng thân nhiệt. Polyphenol trong gừng hoạt động như một thành phần tự nhiên, vậy nên giúp cải thiện lưu thông máu và làm ấm cơ thể, bao gồm cả bàn chân. Gừng giúp cải thiện tuần hoàn ngoại vi thúc đẩy quá trình sinh nhiệt, do đó giảm nhạy cảm với lạnh.
Để giúp tay chân hết bị lạnh, hãy chuẩn bị trà gừng bằng cách lấy khoảng 2-3 miếng gừng, cho vào nước sôi, sau đó lọc bỏ hỗn hợp và uống.
Bổ sung thực phẩm giàu sắt, folate và vitamin B12
Tất cả 3 chất dinh dưỡng quan trọng là sắt, folate và vitamin B12 đều cần thiết để sản xuất các tế bào hồng cầu (sắt), vận chuyển oxy đến các bộ phận của cơ thể (vitamin B12) và cải thiện lưu lượng máu (folate). Bởi lẽ, bàn chân lạnh có nguyên nhân chủ yếu là do thiếu máu và vitamin.
Cách làm: Ăn các thực phẩm giàu sắt, folate và vitamin B12 như quả chà là, các loại đậu, rau bina, thịt, táo, ôliu, mơ khô và củ dền.
Dùng đệm sưởi
Liệu pháp nhiệt là một cách nhanh hơn để giảm lạnh và đau. Làm ấm bàn chân bằng miếng đệm nóng trước khi đi ngủ có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ bằng cách kiểm soát môi trường giá lạnh và cuối cùng là làm giảm lạnh bàn chân. Nó tương tự với bồn ngâm chân. Đệm sưởi giúp làm dịu các cơ bị đau, cải thiện tuần hoàn và cung cấp độ ấm cho bàn chân.
Cách làm: Đặt miếng đệm sưởi hoặc chai nước nóng dưới bàn chân lạnh. Tránh sử dụng thiết bị ở vùng da bị tổn thương và không ngủ khi nằm trên đệm sưởi.