Trong bữa tiệc Xuân năm Canh Tý (1874) kéo dài 7 ngày 7 đêm mà Từ Hy Thái hậu tổ chức để tiếp đón phái đoàn sứ thần, tướng lĩnh phương Tây, có vô số các món ăn ngon, tuy nhiên mỗi ngày chỉ có một món ăn cực phẩm làm chủ đạo.Theo các sử gia ghi chép lại, bữa tiệc kéo dài cả tuần này có tổng cộng 140 món, mỗi ngày sẽ có một một "đinh" chủ đạo. Cứ như vậy, có tới 6 món ăn đắt đỏ, quý hiếm chưa từng có. Trong số đó, có món làm từ cỏ Phương Chi. Cỏ Phương Chi là loại gì? Tại sao lại quý hiếm đến như vậy? Được biết, cỏ Phương Chi chỉ mọc trên đá ở núi Thái Hàng, đặc biệt, chỉ mọc đúng vào ngày rằm tháng Tám của năm nhuận.Muốn lấy được cỏ để chế biến, đêm trước ngày rằm tháng Tám phải dắt một con bạch mã lên núi. Khi mặt trời vừa mọc, dẫn bạch mã đến chỗ cỏ Phương Chi mọc để ngựa ăn.Ngựa ăn xong thì chém chết ngay, sau đó mổ bụng ngựa, lấy dạ dày có chứa cỏ Phương Chi đem về chế thành thuốc. Chỉ có cách này mới giữ được nguyên hương vị của loại cỏ quý hiếm này.Sách ghi lại, cỏ Phương Chi có tính mát, trong bữa tiệc năm đó được nấu chung với Long Tu, giúp người ăn có được cảm giác khoan khoái, trừ bỏ mệt mỏi.Có một điểm thú vị là giai thoại về loại cỏ này có rất nhiều nhưng hình dáng thực sự của loài cỏ này đến nay vẫn chưa được xác nhận. Trong ảnh là một minh họa của loài cỏ Phương Chi "thần thánh" mà nhiều người sử dụng.Như vậy lại phải bàn đến nguồn gốc phát hiện loại cỏ này. Theo dã sử ghi chép, Khang Hy hoàng đế là người tham sắc, cũng có tài y thuật. Để hưởng dụng hàng trăm cung tần mỹ nữ, Khang Hy liên tục dùng các loại thuốc và bồi bổ cơ thể bằng của ngon vật lạ.Những dược chất này giúp Khang Hy hàng đêm sênh ca nhưng vẫn tràn trề sinh lực. Tuy vậy, là người ai cũng lão hóa, khi về già vị hoàng đế nổi tiếng nhà Thanh mắc chứng khan háo trong lục phủ ngũ tạng không thể chữa được.Không còn cách nào khác, hoàng đế phải cho dán cáo thị để mời danh y khắp nơi. Ngày nọ, có một vị cao nhân xin yết kiến Khang Hy và khẳng định có thể chữa được bệnh của hoàng đế. Khi được diện kiến mặt rồng, vị cao nhân nọ lấy ra một bó cỏ lạ lùng, có rễ xanh, lá dài như lá hẹ, màu đỏ thía phía thân còn ngọn có màu trắng.Nhìn đã biết là cỏ quý, Khang Hy đặc biệt hỏi về tên của loại cỏ này và được biết đó là cỏ Phương Chi, chỉ mọc trên núi đá Thái Hàng, mọc hướng về mặt trời và đặc biệt chỉ mọc vào rằm tháng Tám năm nhuận.Thời gian sinh trưởng và tồn tại cũng chỉ từ 1 tháng đến 45 ngày, ngay khi gặp gió bấc đầu mùa thì sẽ khô héo và tàn lụi. Việc lấy cỏ cũng công phu và đẫm máu như đã nêu ở trên.Cỏ Phương Chi khi ăn vào làm cơ thể mát mẻ đồng thời trị dứt các bệnh khô nóng, hư hao, lao lực, làm tinh thần sảng khoái.Mời quý vị xem video: Khám phá những món cơm ngon nhất Việt Nam nhìn mà phát thèm. Nguồn Yan News.
Trong bữa tiệc Xuân năm Canh Tý (1874) kéo dài 7 ngày 7 đêm mà Từ Hy Thái hậu tổ chức để tiếp đón phái đoàn sứ thần, tướng lĩnh phương Tây, có vô số các món ăn ngon, tuy nhiên mỗi ngày chỉ có một món ăn cực phẩm làm chủ đạo.
Theo các sử gia ghi chép lại, bữa tiệc kéo dài cả tuần này có tổng cộng 140 món, mỗi ngày sẽ có một một "đinh" chủ đạo. Cứ như vậy, có tới 6 món ăn đắt đỏ, quý hiếm chưa từng có. Trong số đó, có món làm từ cỏ Phương Chi.
Cỏ Phương Chi là loại gì? Tại sao lại quý hiếm đến như vậy? Được biết, cỏ Phương Chi chỉ mọc trên đá ở núi Thái Hàng, đặc biệt, chỉ mọc đúng vào ngày rằm tháng Tám của năm nhuận.
Muốn lấy được cỏ để chế biến, đêm trước ngày rằm tháng Tám phải dắt một con bạch mã lên núi. Khi mặt trời vừa mọc, dẫn bạch mã đến chỗ cỏ Phương Chi mọc để ngựa ăn.
Ngựa ăn xong thì chém chết ngay, sau đó mổ bụng ngựa, lấy dạ dày có chứa cỏ Phương Chi đem về chế thành thuốc. Chỉ có cách này mới giữ được nguyên hương vị của loại cỏ quý hiếm này.
Sách ghi lại, cỏ Phương Chi có tính mát, trong bữa tiệc năm đó được nấu chung với Long Tu, giúp người ăn có được cảm giác khoan khoái, trừ bỏ mệt mỏi.
Có một điểm thú vị là giai thoại về loại cỏ này có rất nhiều nhưng hình dáng thực sự của loài cỏ này đến nay vẫn chưa được xác nhận. Trong ảnh là một minh họa của loài cỏ Phương Chi "thần thánh" mà nhiều người sử dụng.
Như vậy lại phải bàn đến nguồn gốc phát hiện loại cỏ này. Theo dã sử ghi chép, Khang Hy hoàng đế là người tham sắc, cũng có tài y thuật. Để hưởng dụng hàng trăm cung tần mỹ nữ, Khang Hy liên tục dùng các loại thuốc và bồi bổ cơ thể bằng của ngon vật lạ.
Những dược chất này giúp Khang Hy hàng đêm sênh ca nhưng vẫn tràn trề sinh lực. Tuy vậy, là người ai cũng lão hóa, khi về già vị hoàng đế nổi tiếng nhà Thanh mắc chứng khan háo trong lục phủ ngũ tạng không thể chữa được.
Không còn cách nào khác, hoàng đế phải cho dán cáo thị để mời danh y khắp nơi. Ngày nọ, có một vị cao nhân xin yết kiến Khang Hy và khẳng định có thể chữa được bệnh của hoàng đế. Khi được diện kiến mặt rồng, vị cao nhân nọ lấy ra một bó cỏ lạ lùng, có rễ xanh, lá dài như lá hẹ, màu đỏ thía phía thân còn ngọn có màu trắng.
Nhìn đã biết là cỏ quý, Khang Hy đặc biệt hỏi về tên của loại cỏ này và được biết đó là cỏ Phương Chi, chỉ mọc trên núi đá Thái Hàng, mọc hướng về mặt trời và đặc biệt chỉ mọc vào rằm tháng Tám năm nhuận.
Thời gian sinh trưởng và tồn tại cũng chỉ từ 1 tháng đến 45 ngày, ngay khi gặp gió bấc đầu mùa thì sẽ khô héo và tàn lụi. Việc lấy cỏ cũng công phu và đẫm máu như đã nêu ở trên.
Cỏ Phương Chi khi ăn vào làm cơ thể mát mẻ đồng thời trị dứt các bệnh khô nóng, hư hao, lao lực, làm tinh thần sảng khoái.