Trai bao! Đó là từ mà mọi người dành sự miệt thị cho những người chuyên lấy thân xác ra làm trò mua vui cho thiên hạ. Nhưng giờ, khi nó cũng là một "nghề", mà đã là nghề thì phải làm thôi. Trong nghề sẽ có sự phân hóa về mức độ: chuyên, không chuyên và bản tính. Có những người nhìn rõ ràng không là là trai bao thật nhưng thật sự họ vẫn rất đáng thương cảm.
Vì rất đơn giản, có người làm vì hoàn cảnh, có người làm vì mình thích và cũng có người làm vì phục vụ cho nhu cầu cá nhân của họ. Đàn ông vốn dĩ rất xuề xòa, không khéo léo trong việc dùng ngôn từ để lấy lòng phụ nữ, càng vụng về khi thể hiện sự quan tâm. Khi đàn ông quá chau chuốt về thể hình, nói những lời có cánh và có cái vẻ lẳng lơ một chút thì đã được gắn cái mác là Sở Khanh, là Đông - Gioăng! Những người "làm nghề" được gọi là trai bao, nhưng những người này thật sự là làm nghề. Phục vụ đúng yêu cầu lấy tiền đàng hoàng và không dây dưa về mặt tình cảm. Họ sẽ còn làm việc lại nếu đối phương có yêu cầu. Đây là chuyên nghiệp.
|
Ảnh minh họa. |
Còn một kiểu khác, "làm nghề" theo kiểu thi thoảng có nhu cầu hoặc túng thiếu, kiếm thêm ngoài công việc chính gọi là không chuyên. Nhưng còn có một kiểu khác nữa. Đó là kiểu chuyên lợi dụng lòng tin và tình yêu, sự cô đơn và nỗi đau của phụ nữ để kiếm tiền nuôi bản thân. Đơn giản vì họ giỏi, họ có cảm xúc và niềm thích thú với đối tượng mà họ nhắm đến. Họ nắm rất rõ nhược điểm của phụ nữ đó là mềm lòng và dễ sa ngã. Hầu như những đối tượng họ đánh vào đều là những người đã có gia đình, nhưng không hạnh phúc hoặc những người có những góc khuất riêng để an ủi họ. Họ mang đến cho những người phụ nữ ấy cái ngọt ngào, sự dịu dàng quan tâm mà bấy lâu nay phụ nữ không được hưởng. Đó gọi là "người yêu".
Mà đã đàn ông, đã là người yêu của phụ nữ, thì làm sao phụ nữ lại tiếc cái gì cho người đàn ông ấy được. Từ việc chăm bẵm, từ việc quan tâm đến bữa ăn giấc ngủ cho đến tiền bạc và cả tình thương lẫn thể xác. Đàn bà vốn dĩ yêu bằng tai, nhất là trong lúc muộn phiên nên dễ rung động. Thế nên mới bị lợi dụng.
Gã trai kia họ có xin đâu, chỉ là họ kể về việc họ khó khăn, họ giúp người khác, họ thèm nọ muốn kia thôi. Rồi người phụ nữ cứ tự suy diễn, tự cho, tự cung phụng. Rồi đến khi không được gì nữa, các chị lại gọi là sở khanh là đểu giả, là quỵt tình. Rồi chính các chị lại ôm nỗi đau của mình, làm gầy mòn héo hon tấm thân vốn đã rất úa rồi.
Khi đàn ông họ buộc phải làm những điều đó, thì những điều họ là ấy sẽ tinh tế lắm, thu hút lắm, lộ liễu lắm và phũ phàng lắm. Nên thực sự có những thành phần không đểu mà rõ ràng là đểu, thanh cao mà rõ ràng mạt hạng. Vậy mà vì sao có nhiều người phụ nữ vẫn lao đầu vào như thế!