Lê Thị Thùy Linh (22 tuổi, 1 trong 10 nạn nhân sống sót sau sự cố chạy thận ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình).
Trao đổi với PV khi đang nằm chạy thận tại Bệnh viện đa khoa TP.Hòa Bình, nữ bệnh nhân Lê Thị Thùy Linh (22 tuổi, 1 trong 10 nạn nhân sống sót sau sự cố chạy thận) cho biết, rất sốc khi nghe tin bác sĩ Lương bị bắt giữ. Bệnh nhân Linh không tin rằng người đã điều trị cho mình 6 năm lại bị truy cứu trách nhiệm trong sự cố này.
Thùy Linh chia sẻ, với cô, bác sĩ Hoàng Công Lương là một ân nhân, một người anh trong gia đình bởi vị bác sĩ này đã quan tâm điều trị cho cô từ những ngày đầu phát hiện mắc bệnh suy thận.
Cô gái trẻ nhớ lại, năm 16 tuổi Linh đi khám và phát hiện mình mắc bệnh suy thận. Cô rơi vào trạng thái khủng hoảng, tuyệt vọng vì nghĩ mình không có nhiều cơ hội để sống bởi một người hàng xóm cũng mắc bệnh suy thận nhưng đã tử vong sau một thời gian ngắn điều trị.
Thậm chí, Linh đã nghĩ mình không sống được lâu nên buông bỏ tất cả, không muốn điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình.
Tuy nhiên, trong lúc tuyệt vọng, tâm trí chỉ nghĩ tới cái chết đang cận kề, Linh nhận được sự động viên của bác sĩ Lương. Và cũng chính nhờ sự động viên chia sẻ của bác sĩ Lương, cô gái 16 tuổi vượt qua khủng hoảng tâm lý, lấy lại niềm tin về sự sống, tiếp tục điều trị.
“Anh ấy (bác sĩ Lương – PV) rất nhẹ nhàng, gần gũi với bệnh nhận. Khi biết mình bị bệnh, em đã rất sợ hãi nhưng anh Lương động viện em bảo phải mạnh mẽ lên, tiếp tục điều trị. Anh ấy cũng nói thêm, nếu em chạy thận đầy đủ, có chế độ ăn uống, điều trị hợp lý thì sống được lâu năm. Khi em về nhà anh ấy còn nhắn tin động viên, an ủi giúp em có niềm tin mình vẫn có thể tiếp tục cuộc sống”, Linh xúc động nhớ lại.
Cứu đồng nghiệp trở về từ “cõi chết”
Không chỉ bệnh nhân, các đồng nghiệp cũng bày tỏ tiếc nuối khi bác sĩ Lương vướng vòng lao lý. Điều Dưỡng Đinh Tiến Công (34 tuổi, khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình) cho hay, trong khoảng thời gian 6 năm làm việc cùng nhau, anh nhận thấy bác sĩ Lương là người hòa nhã, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ đồng nghiệp, đặc biệt luôn cố gắng dùng mọi biện pháp cứu bệnh nhân.
“Một câu chuyện về Lương mà khiến tôi nhớ mãi. Đó là vào năm 2016, có một bệnh nhân tên Loan (34 tuổi), là cán bộ y tế ở một xã ở tỉnh Hòa Bình bị bệnh rất nặng chuyển từ bệnh viện tuyến trung ương về khoa Hồi sức cấp cứu điều trị.
Lúc này, vùng lưng chị Loan bị hoại tử, vết loét sâu tới tận xương, sức khỏe suy kiệt tưởng chừng khó qua khỏi. Tuy nhiên, sau khi được bác sĩ Lương thăm khám, đưa ra phương pháp điều trị các vết loét trên người chị Loan đỡ dần, sức khỏe cũng khá dân lên. Đến giờ, gia đình nhà người bệnh cũng không tin là bệnh nhân có thể hồi phục như vậy”, điều dưỡng Công kể.
Bác sĩ Phạm Thị Huyền (khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Da khoa tỉnh Hòa Bình) kể thêm, phần lớn các bệnh nhân chạy thận ở bệnh viện đến từ các xã, huyện vùng núi, điều kiện kinh tế khó khăn nên các y bác sĩ của bệnh viện thường xuyên phát động, quyên góp ủng hộ gia đình bệnh nhân nghèo, trong đó, bác sĩ Lương là người rất nhiệt tình phát động, tham gia.
Bác sĩ Huyền cho rằng, sự cố chạy thận làm 8 bệnh nhân tử vong khiến chị và đội ngũ y, bác sĩ bệnh viện rất đau lòng. Bác sĩ Huyền cũng thẳng thắn, việc bác sĩ Lương vướng vòng lao lý là “tai nạn nghề nghiệp”, bản thân chị nếu được giao điều trị ngày xảy ra sự cố cũng khó tránh khỏi trách nhiệm vì bác sĩ như chị không có chuyên môn kỹ thuật kiểm tra máy móc hoạt động như thế nào. Vì vậy, việc bác sĩ Lương bị bắt giữ trong vụ việc khiến chị rất buồn và lo lắng.
Lê Thị Thùy Linh (22 tuổi, 1 trong 10 nạn nhân sống sót sau sự cố chạy thận ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình).
Trao đổi với PV khi đang nằm chạy thận tại Bệnh viện đa khoa TP.Hòa Bình, nữ bệnh nhân Lê Thị Thùy Linh (22 tuổi, 1 trong 10 nạn nhân sống sót sau sự cố chạy thận) cho biết, rất sốc khi nghe tin bác sĩ Lương bị bắt giữ. Bệnh nhân Linh không tin rằng người đã điều trị cho mình 6 năm lại bị truy cứu trách nhiệm trong sự cố này.
Thùy Linh chia sẻ, với cô, bác sĩ Hoàng Công Lương là một ân nhân, một người anh trong gia đình bởi vị bác sĩ này đã quan tâm điều trị cho cô từ những ngày đầu phát hiện mắc bệnh suy thận.
Cô gái trẻ nhớ lại, năm 16 tuổi Linh đi khám và phát hiện mình mắc bệnh suy thận. Cô rơi vào trạng thái khủng hoảng, tuyệt vọng vì nghĩ mình không có nhiều cơ hội để sống bởi một người hàng xóm cũng mắc bệnh suy thận nhưng đã tử vong sau một thời gian ngắn điều trị.
Thậm chí, Linh đã nghĩ mình không sống được lâu nên buông bỏ tất cả, không muốn điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình.
Tuy nhiên, trong lúc tuyệt vọng, tâm trí chỉ nghĩ tới cái chết đang cận kề, Linh nhận được sự động viên của bác sĩ Lương. Và cũng chính nhờ sự động viên chia sẻ của bác sĩ Lương, cô gái 16 tuổi vượt qua khủng hoảng tâm lý, lấy lại niềm tin về sự sống, tiếp tục điều trị.
“Anh ấy (bác sĩ Lương – PV) rất nhẹ nhàng, gần gũi với bệnh nhận. Khi biết mình bị bệnh, em đã rất sợ hãi nhưng anh Lương động viện em bảo phải mạnh mẽ lên, tiếp tục điều trị. Anh ấy cũng nói thêm, nếu em chạy thận đầy đủ, có chế độ ăn uống, điều trị hợp lý thì sống được lâu năm. Khi em về nhà anh ấy còn nhắn tin động viên, an ủi giúp em có niềm tin mình vẫn có thể tiếp tục cuộc sống”, Linh xúc động nhớ lại.
Cứu đồng nghiệp trở về từ “cõi chết”
Không chỉ bệnh nhân, các đồng nghiệp cũng bày tỏ tiếc nuối khi bác sĩ Lương vướng vòng lao lý. Điều Dưỡng Đinh Tiến Công (34 tuổi, khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình) cho hay, trong khoảng thời gian 6 năm làm việc cùng nhau, anh nhận thấy bác sĩ Lương là người hòa nhã, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ đồng nghiệp, đặc biệt luôn cố gắng dùng mọi biện pháp cứu bệnh nhân.
“Một câu chuyện về Lương mà khiến tôi nhớ mãi. Đó là vào năm 2016, có một bệnh nhân tên Loan (34 tuổi), là cán bộ y tế ở một xã ở tỉnh Hòa Bình bị bệnh rất nặng chuyển từ bệnh viện tuyến trung ương về khoa Hồi sức cấp cứu điều trị.
Lúc này, vùng lưng chị Loan bị hoại tử, vết loét sâu tới tận xương, sức khỏe suy kiệt tưởng chừng khó qua khỏi. Tuy nhiên, sau khi được bác sĩ Lương thăm khám, đưa ra phương pháp điều trị các vết loét trên người chị Loan đỡ dần, sức khỏe cũng khá dân lên. Đến giờ, gia đình nhà người bệnh cũng không tin là bệnh nhân có thể hồi phục như vậy”, điều dưỡng Công kể.
Bác sĩ Phạm Thị Huyền (khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Da khoa tỉnh Hòa Bình) kể thêm, phần lớn các bệnh nhân chạy thận ở bệnh viện đến từ các xã, huyện vùng núi, điều kiện kinh tế khó khăn nên các y bác sĩ của bệnh viện thường xuyên phát động, quyên góp ủng hộ gia đình bệnh nhân nghèo, trong đó, bác sĩ Lương là người rất nhiệt tình phát động, tham gia.
Bác sĩ Huyền cho rằng, sự cố chạy thận làm 8 bệnh nhân tử vong khiến chị và đội ngũ y, bác sĩ bệnh viện rất đau lòng. Bác sĩ Huyền cũng thẳng thắn, việc bác sĩ Lương vướng vòng lao lý là “tai nạn nghề nghiệp”, bản thân chị nếu được giao điều trị ngày xảy ra sự cố cũng khó tránh khỏi trách nhiệm vì bác sĩ như chị không có chuyên môn kỹ thuật kiểm tra máy móc hoạt động như thế nào. Vì vậy, việc bác sĩ Lương bị bắt giữ trong vụ việc khiến chị rất buồn và lo lắng.