Cô gái có gen “công chúa ngủ trong rừng”, bác sĩ bất lực

Google News

Sau khi kiểm tra, bác sĩ xác định cô X mắc hội chứng Kleine-Levin (viết tắt là KLS) hay còn gọi là Hội chứng công chúa ngủ trong rừng, một căn bệnh hiếm gặp, không có thuốc chữa.

Theo thông tin đăng tải, cô X, 23 tuổi, ở Thâm Quyến, Trung Quốc, mắc bệnh lạ, ngủ mê man từ năm cấp 2.
Sau khi dậy thì, cô X có thể lăn ra ngủ bất cứ lúc nào, không khống chế được. Đi học ngủ, tan học ngủ, có lúc đứng cũng ngủ được, đặc biệt cô X ngủ nhưng lại không biết mình ngủ, chỉ đến khi bị nhắc tên, gọi dậy mới biết mình ngủ quên.
Nhận thấy điều bất thường, cô X được gia đình đưa đi khám chữa, nhưng sau nhiều năm chữa bệnh, tình trạng của cô X vẫn không cải thiện. Sau khi ra trường, cô X làm việc tại Thâm Quyến, tình trạng ngủ bất thường vẫn diễn ra.
Mới đây, với tâm lý thử xem thế nào, cô X đến bệnh viện để kiểm tra tình trạng giấc ngủ của mình. Thời gian từ khi tắt đèn đến khi cô X đi vào giấc ngủ trung bình chỉ mất 2,8 phút, thời gian ngắn nhất 48 giây.
Co gai co gen “cong chua ngu trong rung”, bac si bat luc
Có gen "công chúa ngủ trong rừng", cô gái khiến bác sĩ bất lực. - Ảnh minh hoạ 
Bác sĩ giải thích rằng, thời gian trung bình để một người bình thường đi vào giấc ngủ là từ 10 đến 30 phút, triệu chứng của cô X là biểu hiện điển hình của bệnh ngủ.
Kết quả khẳng định cô X mắc hội chứng Kleine-Levin (viết tắt là KLS) hay còn gọi là Hội chứng công chúa ngủ trong rừng, một căn bệnh hiếm gặp chỉ có 2 - 6/10.000 người, độ tuổi khởi phát cao nhất là từ 8 đến 20 tuổi, hiện chưa có thuốc chữa, chỉ có thể cải thiện nhưng không khỏi hoàn toàn.
Bác sĩ giải thích rằng loại gen này tương đối phổ biến ở Trung Quốc, mặc dù không phải tất cả những người mang gen này đều sẽ xuất hiện chứng ngủ rũ, nhưng nó quả thực có liên quan mật thiết đến gen.
Các bác sĩ khuyến cáo người bệnh nên duy trì một thói quen sinh hoạt bình thường, làm việc và nghỉ ngơi đều đặn, cố gắng ngủ đủ giấc vào ban đêm, tăng cường vận động vào ban ngày để cải thiện tình trạng buồn ngủ quá mức vào ban ngày, duy trì thái độ lạc quan, tự tin vượt qua bệnh tật, tránh trầm cảm.
Để an toàn, tốt nhất là không nên đi du lịch một mình, không tham gia vào các hoạt động ở độ cao lớn, dưới nước, không điều khiển phương tiện giao thông, không nhận quản lý các tín hiệu khác nhau và các nhiệm vụ với trách nhiệm lớn.

Mời quý độc giả xem thêm video: Hội chứng bệnh lạ ở trẻ em liên quan COVID-19. Nguồn video: THĐT.

Kiều Dụ (Theo SH)

>> xem thêm

Bình luận(0)