Cô gái bị bạn trai ép buộc phá thai gây phẫn nộ nên ứng xử thế nào?

Google News

Mấy ngày qua, cộng đồng mạng cực kỳ phẫn nộ với clip một nam thanh niên có tên N.T.H. bị một người đàn ông chất vấn việc dẫn bạn gái đi phá thai 10 tuần tuổi.

Mấy ngày qua, cộng đồng mạng cực kỳ phẫn nộ với clip một nam thanh niên có tên N.T.H. bị một người đàn ông chất vấn việc dẫn bạn gái đi phá thai 10 tuần tuổi.
Cộng đồng mạng càng phẫn nộ hơn khi có nhiều đồn đoán và nguồn tin cho thấy H. là bí thư đoàn một học viện ở TP.HCM. Trong đoạn clip, H. thừa nhận hành vi với lý do “sinh con ra không thể lo trọn vẹn cho nó” và “thà mang tội giết người còn hơn để con sinh ra mà thiệt thòi”.
H. một mực yêu cầu bạn gái phá thai dù cô gái muốn giữ đứa bé và chỉ mong có danh phận dù cả hai có thể li dị sau một thời gian chung sống.
Đồng thời, trong clip, một phụ nữ khác nói rằng bạn gái N.T.H. (ở Gò Vấp, TP.HCM) bị tử cung yếu, nếu phá thai mà thủng tử cung thì bác sĩ sẽ không chịu trách nhiệm.
Cụ thể hơn về câu chuyện này, trao đổi với chúng tôi, bác sĩ sản khoa Lê Thị Kim Dung (Trung tâm Y khoa Thái Hà, Hà Nội) cho rằng:
"Thứ nhất, việc phá hay không phá thai là quyền quyết định của họ.
Thứ hai, không thể nói là tử cung yếu (đặc biệt là với một phụ nữ nếu chưa từng mang thai).
Trước hết, nếu là thai nhi 10 tuần tuổi thì vẫn còn nhỏ và việc tiến hành phá thai có thể hoàn toàn thực hiện được. Đồng thời, trong sản khoa không có thuật ngữ chẩn đoán là "tử cung yếu" một cách chung chung mà cụ thể và chính xác hơn có thể là những triệu chứng bệnh lý khác như do vết mổ cũ, thành tử cung không đảm bảo an toàn, thai làm tổ không đúng vị trí…"
"Bất cứ sự can thiệp nào của thầy thuốc thì có thể dẫn đến thủng tử cung, dính tủ cung, tắc vòi trứng... nhưng là với trạng thái khi thai quá to. Cho nên nếu ái ngại thì vẫn có thể vào bệnh viện để xử lý là hoàn toàn được chứ không có gì khó khăn.
Co gai bi ban trai ep buoc pha thai gay phan no nen ung xu the nao?
Nam thanh niên bị chất vấn tại trung tâm y tế. Ảnh: Facebook 
Nếu bản thân cô ấy không muốn phá thì có thể giữ lại và chịu trách nhiệm nuôi đứa bé. Nếu không thì phải đến các cơ sở uy tín để được tư vấn một cách chính xác.
Tai nạn thì bao giờ cũng có thể xảy ra nhưng có tỷ lệ nhất định thôi. Nếu họ suy nghĩ kỹ và vẫn muốn phá thì thầy thuốc vẫn có cách để xử lý an toàn. Với cái thai 10 tuần tuổi thì việc xử lý là không khó" - bác sĩ Dung nêu ý kiến.
Theo thông tin đến thời điểm hiện tại thì bác sĩ không đồng ý phá thai cho bạn gái của N.T.H.
Nếu nhất quyết bị chối bỏ, cô gái có thể lựa chọn thế nào?
Để rõ hơn về mặt pháp lý của vụ việc, PV Báo Gia đình & Xã hội có cuộc trao đổi với luật sư Nguyễn Huy Thiệp (Hà Nội). Luật sư Thiệp phân tích:
"Ý chí của hai bên là quyền tự quyết của họ. Vấn đề là "ép" ở đây là ép thế nào và người con gái có được quyết định không.
Theo tôi, vấn đề đặt ra là việc "ép" ở đây là như thế nào, liệu có làm tê liệt ý chí để thực hiện hay vẫn cho đối phương quyền tự chủ, tự quyết. Điều đó sẽ phân biệt được liệu có vi phạm gì hay không.
Nếu người con gái không muốn phải phá thai thì hoàn toàn có thể giữ lại và sau này có thể xin nhận cha cho con hoặc buộc phải có nghĩa vụ là chuyện bình thường.
Pháp luật vẫn bảo vệ quyền lợi và cô ấy được quyền tự chủ, tự quyết. Chỉ có điều nếu hai bên vui vẻ đồng thuận được thì tốt, còn nếu không thì cũng không thể chối bỏ trách nhiệm được, nếu chứng minh rằng đúng là con của anh ta.
Lúc này chưa có hậu quả nên không thể đưa ra căn cứ xử lý được. Giả sử sau khi phá thai mà cô gái ấy bị vô sinh thật thì sẽ phải quay lại xem sự ép buộc ban đầu là đến mức nào. Ví dụ, thậm chí là trói chân, tay thì sẽ là chuyện khác và phải đưa ra xem xét thật kỹ xem có dấu hiệu của tội nào.
Còn nếu chỉ là thỏa thuận tự nguyện theo quan hệ nam nữ hai bên thì sẽ không phải là lý do để đưa ra xử lý".
Theo Nông Thuyết/Giadinh.net

>> xem thêm

Bình luận(0)