Duy trì mức huyết áp bình thường là một cách quan trọng để giữ cho bản thân khỏe mạnh. Một trong những cách giúp bạn ổn định huyết áp là thông qua chế độ ăn uống.Chuyên gia dinh dưỡng Mỹ Lauren Harris-Pincus, tác giả của cuốn sách The Everything Easy Prediabetes Cookbook về các loại thức ăn và đồ uống buổi sáng có thể giúp chúng ta giảm huyết áp, cho hay: “Thức uống vào bữa sáng có thể làm giảm huyết áp của bạn là một tách trà dâm bụt thơm ngon”.Pincus cho biết: “Trà dâm bụt có thể là một khởi đầu nhẹ nhàng cho buổi sáng của bạn với tác dụng giảm huyết áp”.Nghiên cứu phát hiện ra rằng việc uống trà dâm bụt thường xuyên có thể làm giảm mức huyết áp ở những người tiền cao huyết áp hoặc bị cao huyết áp giai đoạn 1.Chuyên gia dinh dưỡng Pincus cho biết: “Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng những đối tượng uống 3 tách trà dâm bụt mỗi ngày có mức độ giảm huyết áp tương tự như uống một số loại thuốc tiêu chuẩn”.Các nhà nghiên cứu đã theo dõi mức huyết áp của người lớn bị tiền cao huyết áp hoặc tăng huyết áp nhẹ, tất cả đều ở độ tuổi từ 30 đến 70 tuổi.Những người tham gia uống ba tách trà dâm bụt mỗi ngày trong 6 tuần đã thấy huyết áp của họ giảm trung bình 7,2 điểm. Con số này tương tự như kết quả ở những người tham gia đã được cho uống thuốc thay thế.Nhà nghiên cứu hàng đầu của nhóm này đề cập rằng mặc dù một số người có thể coi 7 điểm là một mức giảm tương đối nhỏ, nhưng nó là quá đủ để tạo ra tác động lâu dài, đặc biệt là vì chỉ cần giảm huyết áp 3 điểm cũng có thể làm giảm nguy cơ tử vong.Ngoài ra, một nghiên cứu năm 2019 được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu & Công nghệ Dược phẩm Tiên tiến, cho thấy uống trà dâm bụt hai lần một ngày có thể làm giảm mức độ ở những người bị tăng huyết áp giai đoạn 1.Bên cạnh việc giúp giảm huyết áp, trà dâm bụt còn rất tốt cho sức khỏe tim mạch bởi nó giúp giảm mức cholesterol LDL (có hại) và chất béo trung tính, một yếu tố nguy cơ chính gây bệnh tim. Uống trà dâm bụt đã được chứng minh là làm tăng cholesterol HDL (tốt), giảm mức cholesterol LDL và chất béo trung tính. Ảnh: IT.Mời độc giả theo dõi video "Món ăn bài thuốc từ cây Sake". Nguồn: Vui sống mỗi ngày.
Duy trì mức huyết áp bình thường là một cách quan trọng để giữ cho bản thân khỏe mạnh. Một trong những cách giúp bạn ổn định huyết áp là thông qua chế độ ăn uống.
Chuyên gia dinh dưỡng Mỹ Lauren Harris-Pincus, tác giả của cuốn sách The Everything Easy Prediabetes Cookbook về các loại thức ăn và đồ uống buổi sáng có thể giúp chúng ta giảm huyết áp, cho hay: “Thức uống vào bữa sáng có thể làm giảm huyết áp của bạn là một tách trà dâm bụt thơm ngon”.
Pincus cho biết: “Trà dâm bụt có thể là một khởi đầu nhẹ nhàng cho buổi sáng của bạn với tác dụng giảm huyết áp”.
Nghiên cứu phát hiện ra rằng việc uống trà dâm bụt thường xuyên có thể làm giảm mức huyết áp ở những người tiền cao huyết áp hoặc bị cao huyết áp giai đoạn 1.
Chuyên gia dinh dưỡng Pincus cho biết: “Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng những đối tượng uống 3 tách trà dâm bụt mỗi ngày có mức độ giảm huyết áp tương tự như uống một số loại thuốc tiêu chuẩn”.
Các nhà nghiên cứu đã theo dõi mức huyết áp của người lớn bị tiền cao huyết áp hoặc tăng huyết áp nhẹ, tất cả đều ở độ tuổi từ 30 đến 70 tuổi.
Những người tham gia uống ba tách trà dâm bụt mỗi ngày trong 6 tuần đã thấy huyết áp của họ giảm trung bình 7,2 điểm. Con số này tương tự như kết quả ở những người tham gia đã được cho uống thuốc thay thế.
Nhà nghiên cứu hàng đầu của nhóm này đề cập rằng mặc dù một số người có thể coi 7 điểm là một mức giảm tương đối nhỏ, nhưng nó là quá đủ để tạo ra tác động lâu dài, đặc biệt là vì chỉ cần giảm huyết áp 3 điểm cũng có thể làm giảm nguy cơ tử vong.
Ngoài ra, một nghiên cứu năm 2019 được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu & Công nghệ Dược phẩm Tiên tiến, cho thấy uống trà dâm bụt hai lần một ngày có thể làm giảm mức độ ở những người bị tăng huyết áp giai đoạn 1.
Bên cạnh việc giúp giảm huyết áp, trà dâm bụt còn rất tốt cho sức khỏe tim mạch bởi nó giúp giảm mức cholesterol LDL (có hại) và chất béo trung tính, một yếu tố nguy cơ chính gây bệnh tim. Uống trà dâm bụt đã được chứng minh là làm tăng cholesterol HDL (tốt), giảm mức cholesterol LDL và chất béo trung tính. Ảnh: IT.