Chủ quan với bệnh trĩ, chàng trai trẻ gặp chuyện đáng sợ

Google News

Mắc chứng hoại thư Fournier do bệnh trĩ lâu ngày, nam thanh niên trẻ tuổi buộc phải phẫu thuật cắt bỏ một số bộ phận và lọc máu.

Mới đây, chia sẻ của bác sĩ Kha Thế Hữu, người Trung Quốc, về một trường hợp bệnh nhân mắc bệnh trĩ trên chương trình truyền hình về sức khỏe đã thu hút được đông đảo sự quan tâm, chú ý của mọi người.
Theo bác sĩ Kha, trường hợp này là nam, 27 tuổi. Thời điểm xảy ra sự việc là nửa đêm, nam thanh niên vội vã đến phòng cấp cứu và phàn nàn rằng bệnh trĩ của anh nặng đến mức không thể ngồi được.
Ban đầu bác sĩ muốn thực hiện kiểm tra trực tràng kỹ thuật số để tìm nguyên nhân nhưng khi nam bệnh nhân cởi quần ra thì bác sĩ phát hiện toàn bộ hậu môn bệnh nhân đã bị thối, áp xe phủ kín cơ thắt.
Chu quan voi benh tri, chang trai tre gap chuyen dang so
Bác sĩ Kha Thế Hữu chia sẻ về trường hợp bệnh.
Ngoài ra, hai bên mông sưng tấy và mưng mủ, không thể nhìn thấy vị trí của lỗ hổng trong hậu môn. Bằng mắt thường không thể chẩn đoán được, bác sĩ buộc phải dùng biện pháp khác và phát hiện bạch cầu của bệnh nhân đã tăng vọt lên hơn 40.000, kết quả chụp cắt lớp vi tính cho thấy không chỉ hậu môn mà vi khuẩn đã ăn sâu vào lớp cân mạc, thậm chí cả tinh hoàn cũng bị tổn thương.
Qua các xét nghiệm liên tiếp, bác sĩ kết luận, trực tràng của người đàn ông đã bị mất chức năng do bị vi khuẩn xâm nhập, buộc phải tiến hành phẫu thuật cắt ruột kết đồng thời khối mạc cũng được mở ra hết mức, loại bỏ phần mủ. Tuy vậy, người đàn ông cũng phải tiến hành lọc máu do suy thận.
Về trường hợp này, bác sĩ phẫu thuật Trần Quang Vinh, người Trung Quốc, cũng cho biết, đây là trường hợp được y học gọi là chứng hoại thư Fournier - là một bệnh viêm cân hoại tử vùng đáy chậu và bộ phận sinh dục, tiến triển rất nhanh, đe dọa tính mạng, do nhiều loại vi khuẩn gây ra, thường xảy ra ở nam giới.
Bệnh thường xảy ra ở các bệnh nhân có bệnh nền gây tổn thương mạch máu và hệ miễn dịch nên rất dễ bị nhiễm khuẩn đa vi khuẩn. Chẩn đoán bệnh chủ yếu dựa vào thăm khám lâm sàng. Cắt lọc sớm mô hoại tử và kháng sinh phổ rộng liều cao kết hợp với hồi sức tích cực là những điểm cơ bản trong điều trị bệnh lý này. Dẫu đã có nhiều tiến bộ trong điều trị nhưng tỷ lệ tử vong vẫn còn cao, trung bình từ 20-30%.

Mời độc giả xem thêm video: Bé trai 7 tuổi hoại tử chân do tự điều trị vết bỏng (Nguồn video: THĐT)

Kiều Dụ (Theo SH)

>> xem thêm

Bình luận(0)