Những dấu hiệu cảnh báo bệnh trĩ mà dân văn phòng nên bỏ túi

Google News

(Kiến Thức) - Bệnh trĩ có những biến chứng rất nguy hiểm nhưng không phải ai cũng ý thức được điều này. Do vậy, chúng ta cần biết những dấu hiệu cảnh báo bệnh trĩ để chủ động hơn trong việc phát hiện và chữa trị.

Có tới 50% số người trên 50 tuổi bị mắc bệnh trĩ và bệnh đang ngày càng trẻ hóa, nhất là những người làm công việc phải ngồi nhiều, ít vận động. Bệnh trĩ là bệnh khá tế nhị nên nhiều người ngại đi khám để tiến triển nặng, ảnh hưởng đến sinh hoạt. Ngay cả với những trường hợp bị nặng phải phẫu thuật, nguy cơ tái phát luôn thường trực.
Do đó, nếu nhận thấy những dấu hiệu cảnh báo bệnh trĩ thì chúng ta nên đi khám chữa sớm nhất.
1. Dấu hiệu cảnh báo bệnh trĩ
Ngứa hoặc tiết dịch ở hậu môn
Tùy theo cơ địa của mỗi người thì biểu hiện khi mắc bệnh có thể khác nhau. Một trong những dấu hiệu bệnh trĩ đó chính là ngứa xung quanh vùng hậu môn. Tình trạng viêm da cũng có thể xuất hiện ở vị trí này kèm theo dấu hiệu tiết dịch. Khi thấy những dấu hiệu bất thường trên, bạn hãy chú ý theo dõi và thực hiện thăm khám sớm để nhận biết bệnh kịp thời.
Đau rát hậu môn
Nhung dau hieu canh bao benh tri ma dan van phong nen bo tui
 
Đau rát hậu môn là dấu hiệu thường gặp nhất ở những người mắc bệnh trĩ. Bạn có thể cảm thấy đau rát khi đi đại tiện, đặc biệt là những người đang bị tiêu chảy hay táo bón. Những cơn đau có thể kéo dài vài giờ đồng hồ sau đó. Nếu tình trạng bệnh ở thể nặng, dấu hiệu này có thể kéo dài dai dẳng, gây khó khăn và mệt mỏi cho người mắc phải.
Đại tiện ra máu
Khi thấy dấu hiệu này, bạn không nên chủ quan bởi chúng có thể cảnh báo bệnh trĩ. Máu có thể chảy nhỏ giọt, lẫn trong chất thải hoặc chảy thành tia khi bệnh tiến triển nặng. Ở mỗi mức độ bệnh, tình trạng đại tiện kèm máu sẽ có số lượng và tần suất khác nhau. Nếu để tình trạng trên kéo dài có thể dẫn đến tình trạng mất máu và gây suy nhược cơ thể.
Sa búi trĩ
Nhung dau hieu canh bao benh tri ma dan van phong nen bo tui-Hinh-2
 
Tùy theo mức độ sa trĩ, người bệnh sẽ có các biểu hiện lâm sàng khác nhau. Ở giai đoạn bệnh nhẹ, mức độ sa trĩ sẽ không gây ra nhiều cản trở trong quá trình sinh hoạt. Đây cũng chính là giai đoạn người mắc bệnh chủ quan và dễ bỏ qua dấu hiệu này. Đối với cấp độ nặng hơn, người bệnh sẽ cảm thấy khó khăn khi đi đại tiện. Các búi trĩ có thể sa ra ngoài hậu môn khi đi vệ sinh, di chuyển nhiều hay làm việc nặng. Ở giai đoạn này, dấu hiệu trên gây rất nhiều cản trở trong sinh hoạt của người bệnh.
2. Đối tượng dễ mắc bệnh trĩ
Ngồi lâu một chỗ
Theo các nghiên cứu, có tới 73% những người thường xuyên ngồi lâu khi làm việc mắc phải bệnh trĩ. Điều này cũng mắc phải rất nhiều ở các bạn trẻ hiện nay, nhất là khi các bạn sử dụng máy tính, xem tivi, chơi điện tử… Nguyên nhân là do việc ngồi lâu một chỗ sẽ làm tăng áp lực đối với các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng, tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ. Không những thế, nó cũng khiến cho bệnh trĩ mắc phải sẽ nặng hơn.
Để phòng tránh căn bệnh này, các bạn nên dành ra 5 phút để thư giãn sau mỗi 1 giờ làm việc bằng cách đứng lên và vận động đi lại. Chỉ cần những hoạt động đơn giản như vươn vai nhẹ nhàng, đi lấy nước, vệ sinh… cũng có thể giúp chúng ta giảm được một nửa nguy cơ mắc phải bệnh trĩ.
Nhung dau hieu canh bao benh tri ma dan van phong nen bo tui-Hinh-3
 
Chế độ ăn uống không lành mạnh
Các món ăn có nhiều gia vị cay nóng, thực phẩm chiên xào, nhiều dầu mỡ hay những đồ uống có cồn như rượu, bia là các đồ ăn có thể gây nóng, làm tắc nghẽn xoang hậu môn, dẫn đến chảy máu khi đi ngoài, táo bón kinh niên và nhất là bệnh trĩ. Trường hợp này càng dễ xảy ra ở những người có vấn đề về đường ruột nhưng vẫn thường xuyên sử dụng các thực phẩm trên.
Để phòng tránh bệnh trĩ, ngoài việc hạn chế các thực phẩm có hại trên, các bạn cũng nên uống nhiều nước, bổ sung thêm nhiều trái cây tươi, rau xanh chứa nhiều chất xơ như táo, dưa hấu, các loại khoai… vào bữa ăn hàng ngày.
Đi vệ sinh chưa đúng cách
Thói quen đi tiêu (đại tiện) không đúng cách cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ. Các thói quen như đọc báo, chơi điện tử… khi đi tiêu sẽ khiến bạn phân tâm, làm tăng gánh nặng hậu môn, rối loạn chức năng đường ruột, thúc đẩy sự tích tụ chất thải, giảm máu tĩnh mạch ở khu vực hậu môn, về lâu dài sẽ dẫn đến bệnh trĩ.
Ngoài ra, việc làm sạch không đúng cách sau khi đi tiêu cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ. Các chất thải không được làm sạch hoàn toàn có thể trở thành “mảnh đất” màu mỡ tạo nên bệnh trĩ. Vì thế, cách tốt nhất là dùng nước để làm sạch sau khi đi tiêu.
Mắc bệnh táo bón kinh niên
Đây được coi là nguyên nhân hàng đầu gây nên căn bệnh này. Táo bón kinh niên không được điều trị dứt điểm trong một thời gian dài sẽ khiến cho các cơ vùng hậu môn phải chịu áp lực rất lớn mỗi khi bạn đi ngoài. Nó khiến cho áp lực trong ổ bụng, trực tràng và ống hậu môn tăng cao, khiến tĩnh mạch bị phình, giãn, gây nên trĩ. Đồng thời, chúng ta cũng có thể bị viêm nhiễm, giãn cơ hậu môn do quá trình đi tiêu khó khăn. Điều này cũng có thể dẫn đến trĩ.
Thảo Nguyên (TH)

>> xem thêm

Bình luận(0)