Chủ động tránh thai vì hạnh phúc gia đình, tương lai đất nước

Google News

Việc được tiếp cận các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình và sức khỏe sinh sản là rất quan trọng đối với sức khỏe của phụ nữ và trẻ em, giúp giảm mang thai ngoài ý muốn.

Chủ đề của Ngày Tránh thai Thế giới 26/9 năm 2024 của Việt Nam là: "Giới trẻ hãy có trách nhiệm trong việc quan hệ tình dục an toànchủ động tránh thai vì hạnh phúc của chính mình, vì tương lai của đất nước". Chủ đề nhằm khơi dậy trách nhiệm của giới trẻ về quan hệ tình dục an toàn và chủ động tránh thai vì lợi ích, hạnh phúc của chính mình.
Chu dong tranh thai vi hanh phuc gia dinh, tuong lai dat nuoc
 
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, mỗi năm dân số Việt Nam tăng thêm khoảng gần 1 triệu người. Số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15-49 tuổi) hiện khoảng 25 triệu người. Dự báo số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tiếp tục gia tăng, nhu cầu sử dụng các phương tiện tránh thai tiếp tục tăng. Mặc dù chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đã từng bước được cải thiện, tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề cần quan tâm. Đặc biệt, việc thực hiện các mục tiêu về kế hoạch hóa gia đình vẫn là một nội dung quan trọng của công tác dân số.
Tại Việt Nam, số liệu mới đây cho thấy, tỷ suất sinh con ở phụ nữ độ tuổi vị thành niên (từ 15-19 tuổi) vẫn còn cao. Trên toàn quốc con số này là 42 trẻ sinh ra sống/1.000 phụ nữ, cao nhất là ở khu vực Trung du và miền núi phía Bắc (115 trẻ) và Tây Nguyên (76 trẻ), đây đều là những nơi tập trung chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số.
Việc được tiếp cận các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình và sức khỏe sinh sản là rất quan trọng đối với sức khỏe của phụ nữ và trẻ em, giúp ngăn ngừa tử vong mẹ cũng như là giảm mang thai ngoài ý muốn.
Ông Lê Thanh Dũng, Cục trưởng Cục Dân số nhấn mạnh, để thực hiện tốt chủ đề này, Cục trưởng Cục Dân số cũng đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan tiếp tục quan tâm, tham mưu cấp có thẩm quyền triển khai có hiệu quả các chủ trương, đường lối, chính sách, giải pháp của Đảng, Nhà nước về công tác dân số trong tình hình mới. Đặc biệt, chỉ đạo tổ chức triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp từng bước khắc phục tình trạng mang thai và sinh con ở trẻ vị thành niên; ưu tiên đẩy mạnh các đợt chiến dịch truyền thông cao điểm lồng ghép với cung dịch vụ về dân số, sức khỏe sinh sản thân thiện cho vị thành niên, thanh niên.
Bên cạnh đó, ngành y tế các địa phương đảm bảo mọi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ trên địa bàn được tiếp cận thông tin và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình thuận tiện, an toàn và có chất lượng. Triển khai các hoạt động giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên phù hợp với từng lứa tuổi, đặc điểm, tình hình thực tế của mỗi địa phương
Cơ quan dân số các cấp cần nỗ lực hơn nữa, chủ động triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ được giao, hoàn thành các mục tiêu của các chương trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đặc biệt là Chương trình Củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hạch hóa gia đình đến năm 2030.
Việt Nam cũng khẳng định sẵn sàng hợp tác với các tổ chức Phi Chính phủ, các Tổ chức quốc tế trong lĩnh vực kế hoạch hóa gia đình.
Theo ông Nguyễn Doãn Tú, Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ, để giải quyết các nhu cầu chưa được đáp ứng về KHHGĐ và để mang lại hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất, phòng tránh thai mang lại rất nhiều lợi ích như:
Chủ động trong việc sinh con. Lợi ích của việc phòng tránh thai sẽ giúp phụ nữ chủ động trong việc sinh đẻ của mình như chủ động trong thời gian sinh đẻ, khoảng cách sinh và số lượng con sinh ra.
Tránh được những tai biến sản khoa và không bị các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Nhờ việc không sinh con sớm, quá dày, quá nhiều hay quá muộn, đặc biệt khi người phụ nữ chưa phát triển đầy đủ cả về thể chất lẫn sinh lý nên sẽ hạn chế được các tai biến cho bà mẹ và thai nhi. Đẻ quá muộn thì làm tăng tỷ lệ dị tật thai. Đẻ quá nhiều và dày khiến cho phụ nữ hao mòn, dễ bị tai biến khi sinh đẻ, thậm chí là thai chết lưu và suy dinh dưỡng.
Phòng tránh thai giúp nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình. Lợi ích của việc phòng tránh thai giúp mỗi gia đình có đủ 2 con, không sinh quá nhiều. Từ đó, có điều kiện để chăm sóc, giáo dục con cái tốt hơn. Nâng cao được đời sống, kinh tế của mỗi gia đình. Do có sức khỏe, văn hóa và kinh tế tốt, chị em phụ nữ và các cặp vợ chồng có đủ điều kiện để thực hiện quyền hưởng thụ và bồi dưỡng sức khỏe tình dục, sức khỏe sinh sản…
Cách đây 16 năm, vào ngày 26/9/2007, tại châu Âu, với sự liên minh của 11 tổ chức phi chính phủ và các Hiệp hội Khoa học và Y khoa Quốc tế quan tâm đến sức khỏe giới tính và sức khỏe sinh sản đã thống nhất phát động lấy ngày 26/9 hàng năm là Ngày Tránh thai Thế giới. Đến nay, Ngày Tránh thai Thế giới có ý nghĩa như một chiến dịch toàn cầu, khơi dậy trách nhiệm của giới trẻ trong việc quan hệ tình dục an toàn và chủ động tránh thai, đồng thời khuyến khích tất cả mọi người đều có thể chủ động hành vi mang thai vì những lợi ích của chính mình và cộng đồng.
Bình Nguyên

>> xem thêm

Bình luận(0)