Sỏi thận là một căn bệnh thuộc đường tiểu – sinh dục và phổ biến thứ 3 sau các căn bệnh viêm nhiễm tuyến tuyền liệt. Bệnh sỏi thận còn ảnh hưởng đến nhiều căn bệnh khác vì thận là cơ quan chủ quan trong hệ bài tiết và đào thải các chất dư thừa ra khỏi cơ thể.Nếu bị sỏi thận người bệnh còn có thể mắc thêm các bệnh liên quan khác như Bệnh gút, Bệnh đái thái đường. Do vậy mà chế độ dinh dưỡng ngày Tết của những người mắc bệnh sỏi thận cũng nhằm mục đích kiểm soát huyết áp cân nặng, cholesterol và hàm lượng đường trong máu, ngăn ngừa sự phát triển của bệnh.Với sỏi canxi, yếu tố thúc đẩy tạo sỏi là thức ăn chứa nhiều oxalat, natri, protein động vật, vitamin C, đường carbonhydrate. Yếu tố ngăn ngừa tạo sỏi là thức ăn chứa nhiều kali, magesium, vitamin B6, phylate...Tránh các loại muối chua, đồ hộp. Những loại này thường được tẩm rất nhiều muối làm tăng nguy cơ đóng sỏi của bạn lên gấp nhiều lần. Do vậy hãy tránh xa càng tốt, nếu bạn muốn ăn thì phải chú ý đến lượng muối trên vỏ hộp.Kiêng cữ rượu. Đối với những người bị sỏi tiết niệu, hãy cố gắng kiềm chế trước những cuộc vui ngày Tết bởi uống rượu sẽ gây ảnh hưởng đến hệ thống trao đổi chất và độ kiềm trong môi trường cơ thể, từ đó làm tăng nguy cơ hình thành sỏi. Bia cũng vậy, bia có chứa một số thành phần như kali và muối khoáng có thể làm sỏi to lên nhanh chóng.Uống nhiều nước. Nước cần thiết cho các hoạt động hàng ngày và trong những ngày lễ tết, vô tình ăn nhiều thực phẩm “rác” cũng khiến cho cơ thể phải hoạt động nhiều hơn, không chỉ riêng cơ quan thận. Với những người bị bệnh này, nên uống 3 lít nước mỗi ngày để tống thải những viên sỏi nhỏ dư thừa qa đường tiết niệu.Giảm bớt thịt gia cầm. Tránh xa những loại này để giúp giảm lượng purine ăn vào, giảm sản xuất acid uric, kiềm hóa nước tiểu. Nên ăn nhiều trái cây, rau quả nhằm kiềm hóa nước tiểu và giảm nguy cơ tạo tinh thể acid uric.Tránh một số loại rau. Không phải rau có giá trị dinh dưỡng là tốt cho tất cả mọi người. Một số loại rau có chứa oxalate là tòng phạm gây nên bệnh sỏi thận. Ví dụ như các loại đậu, củ cải đường, dâu, cam, sô-cô-la, cà phê và đậu phộng.Bổ sung canxi. Nhiều người nghĩ sỏi từ canxi và tuyệt kiêng hẳn những thực phẩm có chứa chất này. Tuy nhiên, thực thế các sản phẩm chứa canxi như sữa, phô mai, sữa chua đều có magie và canxi giúp giảm hình thành sỏi.
Sỏi thận là một căn bệnh thuộc đường tiểu – sinh dục và phổ biến thứ 3 sau các căn bệnh viêm nhiễm tuyến tuyền liệt. Bệnh sỏi thận còn ảnh hưởng đến nhiều căn bệnh khác vì thận là cơ quan chủ quan trong hệ bài tiết và đào thải các chất dư thừa ra khỏi cơ thể.
Nếu bị sỏi thận người bệnh còn có thể mắc thêm các bệnh liên quan khác như Bệnh gút, Bệnh đái thái đường. Do vậy mà chế độ dinh dưỡng ngày Tết của những người mắc bệnh sỏi thận cũng nhằm mục đích kiểm soát huyết áp cân nặng, cholesterol và hàm lượng đường trong máu, ngăn ngừa sự phát triển của bệnh.
Với sỏi canxi, yếu tố thúc đẩy tạo sỏi là thức ăn chứa nhiều oxalat, natri, protein động vật, vitamin C, đường carbonhydrate. Yếu tố ngăn ngừa tạo sỏi là thức ăn chứa nhiều kali, magesium, vitamin B6, phylate...
Tránh các loại muối chua, đồ hộp. Những loại này thường được tẩm rất nhiều muối làm tăng nguy cơ đóng sỏi của bạn lên gấp nhiều lần. Do vậy hãy tránh xa càng tốt, nếu bạn muốn ăn thì phải chú ý đến lượng muối trên vỏ hộp.
Kiêng cữ rượu. Đối với những người bị sỏi tiết niệu, hãy cố gắng kiềm chế trước những cuộc vui ngày Tết bởi uống rượu sẽ gây ảnh hưởng đến hệ thống trao đổi chất và độ kiềm trong môi trường cơ thể, từ đó làm tăng nguy cơ hình thành sỏi. Bia cũng vậy, bia có chứa một số thành phần như kali và muối khoáng có thể làm sỏi to lên nhanh chóng.
Uống nhiều nước. Nước cần thiết cho các hoạt động hàng ngày và trong những ngày lễ tết, vô tình ăn nhiều thực phẩm “rác” cũng khiến cho cơ thể phải hoạt động nhiều hơn, không chỉ riêng cơ quan thận. Với những người bị bệnh này, nên uống 3 lít nước mỗi ngày để tống thải những viên sỏi nhỏ dư thừa qa đường tiết niệu.
Giảm bớt thịt gia cầm. Tránh xa những loại này để giúp giảm lượng purine ăn vào, giảm sản xuất acid uric, kiềm hóa nước tiểu. Nên ăn nhiều trái cây, rau quả nhằm kiềm hóa nước tiểu và giảm nguy cơ tạo tinh thể acid uric.
Tránh một số loại rau. Không phải rau có giá trị dinh dưỡng là tốt cho tất cả mọi người. Một số loại rau có chứa oxalate là tòng phạm gây nên bệnh sỏi thận. Ví dụ như các loại đậu, củ cải đường, dâu, cam, sô-cô-la, cà phê và đậu phộng.
Bổ sung canxi. Nhiều người nghĩ sỏi từ canxi và tuyệt kiêng hẳn những thực phẩm có chứa chất này. Tuy nhiên, thực thế các sản phẩm chứa canxi như sữa, phô mai, sữa chua đều có magie và canxi giúp giảm hình thành sỏi.