Chất độc chết người trong kiến khiến bé trai sốc phản vệ nguy kịch

Google News

Tại bệnh viện, bác sĩ ở khoa cấp cứu cho biết bé trai sốc phản vệ vì bị kiến lửa đỏ đốt. Nếu chỉ chậm thêm nửa giờ nữa, bé có thể sẽ mất mạng, dùng cách nào cũng không cứu nổi.

Cắm trại trên núi vào mùa hè nóng bức không chỉ giúp giải nhiệt mà còn được ngắm cảnh đẹp, thế nhưng cũng phải lường trước những nguy cơ khác.
Mới đây, bác sĩ cấp cứu Lâm Cẩm Sinh ở Đài Loan (Trung Quốc) chia sẻ về trường hợp bé trai 8 tuổi cùng gia đình đi cắm trại trên núi, bất ngờ bị kiến đốt, suýt chút nữa mất mạng vì sốc phản vệ.
Theo bác sĩ Lâm, sau khi bị kiến lửa đỏ đốt, bé trai lập tức kêu cứu với mẹ vì chân ngứa ngáy dữ dội, không thể ngừng gãi. Mới đầu, mẹ bé chỉ cười rồi cho rằng đó là vết thương nhỏ, chườm đá qua một lúc con sẽ đỡ hơn. Nào ngờ, rất nhanh, con trai cô tiến triển nặng, thở hổn hển, toàn thân phù nề, thậm chí không thể khóc được. Lúc này, người mẹ mới đưa con đi cấp cứu.
Chat doc chet nguoi trong kien khien be trai soc phan ve nguy kich
Ảnh minh hoạ.
Tại bệnh viện, bác sĩ ở khoa cấp cứu nói, bé bị sốc phản vệ sau khi kiến đốt, nếu chỉ chậm thêm nửa giờ nữa, bé trai có thể sẽ mất mạng, dùng cách nào cũng không cứu nổi.
Khi được đưa đến bệnh viện, huyết áp của bé chỉ ở mức 50-60 mmHg, nhanh chóng được truyền dịch. Sau đó, bé được sơ cứu và dùng thuốc giãn phế quản, may mắn qua cơn nguy hiểm.
Tuy nhiên, bác sĩ Lâm cũng mong mọi người đừng quá lo lắng, đồng thời nhấn mạnh rằng cắm trại vẫn là một hoạt động tốt, nhưng phải cẩn thận trong việc chống các loại côn trùng vào mùa hè, bởi vì có những người đặc biệt nhạy cảm với một số "protein côn trùng".
Trần Xảo Yên, trợ lý nghiên cứu tại Phòng Môi trường Cây trồng của Nông trường Cải cách Nông nghiệp Đào Viên, Đài Loan, từng chỉ ra rằng nọc độc tiết ra từ vết đốt bụng của kiến lửa đỏ có chứa protein độc hại.
Nếu bị đốt, da sẽ có cảm giác đau như bỏng lửa và mụn mủ trắng sẽ hình thành trên vết đốt. Những người bị dị ứng sẽ có phản ứng dị ứng với nọc độc như nổi mề đay, sưng mặt và cổ họng, đau ngực, khó nói và tê liệt. Trong trường hợp nghiêm trọng, có thể xảy ra tê liệt, gây sốc phản vệ và dẫn đến tử vong.
Nhắc nhở những người bị hạn chế khả năng vận động, bệnh nhân tiểu đường, người già và trẻ em, cũng như những người say rượu,...cần chú ý hơn, vì những người như vậy có thể khó phát hiện khi bị cắn lần đầu và sẽ gây rắc rối cho quá trình điều trị tiếp theo.
>>> Mời quý độc giả xem thêm video: Nắng nóng đỉnh điểm, chú ý dấu hiệu cảnh báo cơ thể bị sốc nhiệt

 

Kiều Dụ (Theo ET)

>> xem thêm

Bình luận(0)