Phát hiện ung thư sớm ảnh hưởng đến hiệu quả can thiệp, điều trị. Ngược lại, phát hiện ung thư giai đoạn cuối khiến tỷ lệ sống sau 5 năm thấp, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống người bệnh. (Ảnh minh họa)Thật vậy, các nhà khoa học nghiên cứu và nhận thấy, ung thư vòm họng, ung thư cổ tử cung, ung thư trực tràng, ung thư vú,... nếu điều trị sớm có tỷ lệ sống sau 5 năm đạt tới 70-95%. Trường hợp điều trị ở giai đoạn cuối, tỷ lệ sống sau 5 năm chỉ còn 5-10%.Ung thư là bệnh nguy hiểm, diễn biến bệnh là cả quá trình. Mắc bệnh sẽ có những dấu hiệu cảnh báo, cơ thể có một số bộ phận chuyển màu đen. Nếu thấy những bộ phận dưới đây chuyển đen không rõ nguyên nhân, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt.1. Nốt ruồi. Nốt ruồi là khối u da lành tính phổ biến, thường xuất hiện ở mặt, cổ, lưng,... Hầu hết nốt ruồi ít phát triển, đôi khi tồn tại nhiều năm không thay đổi.Vậy nhưng, nếu kích thước nốt ruồi tăng nhanh, màu sắc ngày càng đậm, bề mặt có biểu hiện nhiễm trùng, loét, chảy máu hoặc da vùng xung quanh nốt ruồi xuất hiện vòng hắc tố thì cần đi khám gấp. Đây là dấu hiệu ung thư da, nốt ruồi từ khối u lành chuyển thành ác tính.2. Da sạm. Mắc ung thư gan, chức năng gan suy giảm dẫn đến rối loạn nội tiết, sản sinh lượng lớn sắc tố melanin gây ra các triệu chứng như sạm da, vàng mắt, mệt mỏi, chán ăn,...Y học hiện đại cũng ghi nhận, mắc các bệnh gan mãn tính như viêm gan mãn tính, xơ gan. Nếu không điều trị, các bệnh mãn tính hình thành xơ gan, ung thư gan. Do đó, nếu da bỗng chuyển đen sạm, cơ thể mắc các bệnh mãn tính lâu năm thì nên kiểm tra gan thường xuyên để phát hiện sớm các tổn thương ác tính.3. Phân sẫm màu. Phân của người khỏe mạnh có màu vàng nâu. Nếu phân chuyển màu đen cần hết sức cảnh giác. Trường hợp ăn nội tạng động vật, tiết hay thực phẩm giàu sắt, phân sẽ chuyển màu đen nhưng tình trạng này chỉ tạm thời. Ngưng sử dụng, phân sẽ trở lại màu bình thường.Nếu phân chuyển đen không rõ nguyên nhân, đặc biệt kèm hiện tượng xuất huyết tiêu hóa thì nên cân nhắc đây là dấu hiệu của khối u đường tiêu hóa, cần đi khám sớm. Để ngăn ngừa ung thư hiệu quả, chuyên gia khuyến nghị thực hiện tốt những lưu ý sau:Kiểm soát cân nặng. Giữ cân nặng phù hợp rất quan trọng trong nỗ lực bảo vệ sức khỏe. Chỉ số BMI của người trường thành nên kiểm soát trong khoảng 21-24; vòng bụng nam nên giữ dưới mức 90cm trong khi phụ nữ nên dưới 85cm.Tích cực vận động. Tác dụng của tập luyện khoa học từ lâu được ghi nhận. Bạn nên tập thể dục 30 phút mỗi ngày, cường độ tập luyện trung bình. Cường độ tập luyện trung bình có nghĩa là trong quá trình vận động, nhịp tim tăng khoảng 60-75%.Ăn nhiều ngũ cốc, rau, trái cây. Ngũ cốc, rau, trái cây chứa nhiều dưỡng chất cho cơ thể phát triển, ngăn ngừa bệnh tật. Điều đặc biệt, nhóm thực phẩm này giàu chất xơ, rất có lợi cho hệ tiêu hóa.Để tận dụng lợi ích ngũ cốc, rau, trái cây, bạn nên duy trì chúng trong chế độ ăn hàng ngày. Mỗi ngày, bạn nên tiêu thụ ít nhất 30g xenlulozo từ thức ăn. Duy trì chế độ ăn chủ yếu từ thực vật, nên ăn đa dạng thực phẩm, ăn ít nhất 5 bữa/ngày. Hạn chế đồ ăn nhanh nhiều chất béo, tinh bột, đường và thực phẩm chế biến sẵn; góp phần kiểm soát lượng calo nạp vào, duy trì cân nặng phù hợp.Ăn ít thịt đỏ và thịt chế biến. Thịt đỏ dùng để chỉ thịt từ các loại động vật có vú như thịt bò, lợn, cừu, lừa và ngựa. Thịt đã qua chế biến là thịt được xử lý, lên men, hun khói hoặc chế biến theo cách khác nhau để cải thiện hương vị, tạo điều kiện bảo quản. Một tuần không nên ăn thịt đỏ quá 3 phần, mỗi phần tương đương khoảng 350-500g thịt nấu chín.Hạn chế đồ có đường, rượu bia. Chuyên gia sức khỏe khuyến nghị nên uống nhiều nước, tránh đồ chứa đường, rượu bia. Nếu không thể từ chối, bạn chỉ nên uống lượng nhỏ rượu bia. Theo tính toán, nam giới trưởng thành không nên uống quá 25g, phụ nữ không nên uống quá 15g để đảm bảo sức khỏe. Mời độc giả xem thêm video: Dùng thuốc hạ sốt nào an toàn? (Nguồn video: THDT)
Phát hiện ung thư sớm ảnh hưởng đến hiệu quả can thiệp, điều trị. Ngược lại, phát hiện ung thư giai đoạn cuối khiến tỷ lệ sống sau 5 năm thấp, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống người bệnh. (Ảnh minh họa)
Thật vậy, các nhà khoa học nghiên cứu và nhận thấy, ung thư vòm họng, ung thư cổ tử cung, ung thư trực tràng, ung thư vú,... nếu điều trị sớm có tỷ lệ sống sau 5 năm đạt tới 70-95%. Trường hợp điều trị ở giai đoạn cuối, tỷ lệ sống sau 5 năm chỉ còn 5-10%.
Ung thư là bệnh nguy hiểm, diễn biến bệnh là cả quá trình. Mắc bệnh sẽ có những dấu hiệu cảnh báo, cơ thể có một số bộ phận chuyển màu đen. Nếu thấy những bộ phận dưới đây chuyển đen không rõ nguyên nhân, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt.
1. Nốt ruồi. Nốt ruồi là khối u da lành tính phổ biến, thường xuất hiện ở mặt, cổ, lưng,... Hầu hết nốt ruồi ít phát triển, đôi khi tồn tại nhiều năm không thay đổi.
Vậy nhưng, nếu kích thước nốt ruồi tăng nhanh, màu sắc ngày càng đậm, bề mặt có biểu hiện nhiễm trùng, loét, chảy máu hoặc da vùng xung quanh nốt ruồi xuất hiện vòng hắc tố thì cần đi khám gấp. Đây là dấu hiệu ung thư da, nốt ruồi từ khối u lành chuyển thành ác tính.
2. Da sạm. Mắc ung thư gan, chức năng gan suy giảm dẫn đến rối loạn nội tiết, sản sinh lượng lớn sắc tố melanin gây ra các triệu chứng như sạm da, vàng mắt, mệt mỏi, chán ăn,...
Y học hiện đại cũng ghi nhận, mắc các bệnh gan mãn tính như viêm gan mãn tính, xơ gan. Nếu không điều trị, các bệnh mãn tính hình thành xơ gan, ung thư gan. Do đó, nếu da bỗng chuyển đen sạm, cơ thể mắc các bệnh mãn tính lâu năm thì nên kiểm tra gan thường xuyên để phát hiện sớm các tổn thương ác tính.
3. Phân sẫm màu. Phân của người khỏe mạnh có màu vàng nâu. Nếu phân chuyển màu đen cần hết sức cảnh giác. Trường hợp ăn nội tạng động vật, tiết hay thực phẩm giàu sắt, phân sẽ chuyển màu đen nhưng tình trạng này chỉ tạm thời. Ngưng sử dụng, phân sẽ trở lại màu bình thường.
Nếu phân chuyển đen không rõ nguyên nhân, đặc biệt kèm hiện tượng xuất huyết tiêu hóa thì nên cân nhắc đây là dấu hiệu của khối u đường tiêu hóa, cần đi khám sớm. Để ngăn ngừa ung thư hiệu quả, chuyên gia khuyến nghị thực hiện tốt những lưu ý sau:
Kiểm soát cân nặng. Giữ cân nặng phù hợp rất quan trọng trong nỗ lực bảo vệ sức khỏe. Chỉ số BMI của người trường thành nên kiểm soát trong khoảng 21-24; vòng bụng nam nên giữ dưới mức 90cm trong khi phụ nữ nên dưới 85cm.
Tích cực vận động. Tác dụng của tập luyện khoa học từ lâu được ghi nhận. Bạn nên tập thể dục 30 phút mỗi ngày, cường độ tập luyện trung bình. Cường độ tập luyện trung bình có nghĩa là trong quá trình vận động, nhịp tim tăng khoảng 60-75%.
Ăn nhiều ngũ cốc, rau, trái cây. Ngũ cốc, rau, trái cây chứa nhiều dưỡng chất cho cơ thể phát triển, ngăn ngừa bệnh tật. Điều đặc biệt, nhóm thực phẩm này giàu chất xơ, rất có lợi cho hệ tiêu hóa.
Để tận dụng lợi ích ngũ cốc, rau, trái cây, bạn nên duy trì chúng trong chế độ ăn hàng ngày. Mỗi ngày, bạn nên tiêu thụ ít nhất 30g xenlulozo từ thức ăn. Duy trì chế độ ăn chủ yếu từ thực vật, nên ăn đa dạng thực phẩm, ăn ít nhất 5 bữa/ngày. Hạn chế đồ ăn nhanh nhiều chất béo, tinh bột, đường và thực phẩm chế biến sẵn; góp phần kiểm soát lượng calo nạp vào, duy trì cân nặng phù hợp.
Ăn ít thịt đỏ và thịt chế biến. Thịt đỏ dùng để chỉ thịt từ các loại động vật có vú như thịt bò, lợn, cừu, lừa và ngựa. Thịt đã qua chế biến là thịt được xử lý, lên men, hun khói hoặc chế biến theo cách khác nhau để cải thiện hương vị, tạo điều kiện bảo quản. Một tuần không nên ăn thịt đỏ quá 3 phần, mỗi phần tương đương khoảng 350-500g thịt nấu chín.
Hạn chế đồ có đường, rượu bia. Chuyên gia sức khỏe khuyến nghị nên uống nhiều nước, tránh đồ chứa đường, rượu bia. Nếu không thể từ chối, bạn chỉ nên uống lượng nhỏ rượu bia. Theo tính toán, nam giới trưởng thành không nên uống quá 25g, phụ nữ không nên uống quá 15g để đảm bảo sức khỏe.
Mời độc giả xem thêm video: Dùng thuốc hạ sốt nào an toàn? (Nguồn video: THDT)