Chăm sóc bệnh nhân co giật, động kinh đúng cách phòng ngừa tái phát

Google News

(Kiến Thức) - Vì co giật, động kinh là một tình trạng khá thường gặp trong cuộc sống nên bạn cần bỏ túi cho mình những kinh nghiệm nhỏ khi có ai đó cần giúp đỡ, tránh những trường hợp không mong muốn xảy ra.

Chiều 4/8, tại sân vận động Thiên Trường, Nam Định, lực lượng an ninh trên khán đài phát hiện một bé trai có dấu hiệu co giật, khó thở giữa đám đông đang theo dõi trận đấu giữa chủ nhà Nam Định và đội khách Hoàng Anh Gia Lai. Ngay lập tức, hai chiến sĩ cảnh sát cơ động đã đưa cháu bé tách khỏi đám đông. Một chiến sĩ còn đưa tay vào miệng bé trai vì lo sợ em sẽ tự cắn vào lưỡi. Tuy nhiên, theo bác sĩ, hành động của chiến sĩ trên là cách sơ cứu trẻ co giật động kinh chưa đúng.
Cham soc benh nhan co giat, dong kinh dung cach phong ngua tai phat
 
Điều bạn cần biết đầu tiên và nên luôn nhớ là bạn không thể làm gì để dừng cơn co giật của một người đang lên co giật, động kinh. Thứ hai là người co giật không thể tự nuốt lưỡi của mình, cũng không bị ngạt thở vì co giật. Thứ ba là bạn nên nhớ đa số các cơn co giật chỉ dài khoảng vài phút, trung bình là năm phút.
Bệnh động kinh cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, như vậy mới có khả năng bình phục cao.
Triệu chứng thường gặp của bệnh động kinh
Trước khi phát bệnh, thì vài giờ hoặc vài ngày trước đã có một số dấu hiệu rõ ràng như lên cơn đau nửa đầu, cơn đau dây thần kinh, hay rối loạn cảm giác, rối loạn tiêu hóa, hồi hộp tim, tính tình thay đổi, và trầm cảm,...
Khi bắt đầu lên cơn, có một số dấu hiệu báo trước như bị chớp mắt nhiều, nghiến răng hoặc có cảm giác như kiến bò, cảm giác như bị phỏng, như có gió thổi qua người, hoặc hoa mắt, mắt nổi đom đóm, tai nghe tiếng chuống, mũi ngửi mùi khét, lưỡi có vị khó chịu, hắt hơi, hồi hộp, hay ngực đau tức, muốn ói, ói hoặc lo lắng, giận dữ, mơ mộng,...
Cơn động kinh thường xuất hiện với 3 giai đoạn:
Giai đoạn cường: Thường bắt đầu bằng một tiếng kêu rồi ngã ngay xuống đất bất tỉnh, đồng thời chân tay cừng đờ, lồng ngực và cơ hoành giữ yên, không thở trong vài giây, mắt bị thâm tím do ngạt, hàm cắn chặt, răng nghiến lại. Giai đoạn này trung bình kéo dài 30 giây.
Giai đoạn giật: Giai đoạn này dài 2-3 phút, người bị bệnh động kinh bất ngờ co giật, nhịp nhàng, và cơn giật ngày càng mạnh và thưa hơn, lưỡi thè ra rất dễ bị cắn môi và mặt trong má cũng có thể bị cắn chảy máu. Đồng thời các cơ mặt cũng bị co giật, nước miếng tiết ra nhiều dưới dạng sủi bọt, cơ vòng dãn ra, vì vậy hay đái ra quần.
Giai đoạn hôn mê: Giai đoạn này dài từ 15 phút tới vài giờ, người bệnh nằm yên, thư giãn, hoàn toàn mất cảm giác và ý thức, mặt đỡ tím dần, có cảm tưởng là người bệnh ngủ say.
Sau cơn: Có thể những dấu hiệu liệt, bán liệt, hay co cứng, mất cảm giác hoặc giảm cảm giác, nhìn kém nghe giảm, ói mửa, khó thở. Trạng thái tâm thần u ám, dễ giận dữ có thể bỏ nhà ra đi rồi sau đó cũng không nhớ rõ sự việc gì hết.
Sau đây là những điều nên làm để sơ cứu người co giật, động kinh:
1. Giữ tâm trạng bình tĩnh, không cuống quýt, la lối om sòm. Việc này sẽ chỉ làm rối tình hình hơn.
2. Yêu cầu người xung quanh bình tĩnh và lùi ra sau.
3. Nhẹ nhàng đỡ lưng người đang bị co giật nằm xuống một mặt phẳng an toàn như sàn nhà hoặc miếng nệm. Không nên để nằm trên giường vì có thể bị té.
4. Xoay lưng người đang co giật, để họ nằm nghiêng một bên, hành động này giúp họ dễ thở hơn.
5. Kê một cái gối mềm dưới đầu, hoặc có gì dùng đó, như gấp mền nhỏ, áo khoác... đều được.
Cham soc benh nhan co giat, dong kinh dung cach phong ngua tai phat-Hinh-2
Xoay lưng người đang co giật, để họ nằm nghiêng một bên để giúp họ dễ thở hơn. 
6. Nhìn xung quanh xem có vật nào cứng, nhọn, dễ bể, dễ cháy... hay không. Nếu có, cần thu dọn hết những đồ vật này ra xa để phòng ngừa chấn thương thêm cho bạn và người đang bị co giật.
7. Xem trên người của người đang bị co giật có gì nguy hiểm không, ví dụ như mắt kính, nới lỏng cà ra vát, khuy áo sơ mi... Nếu có dây nhợ gì trên cổ, trên người nên tháo ra đề phòng thắt, ngạt.
8. Theo dõi và ghi nhận những gì đang xảy ra (co giật một bên hay hai bên, tay hay chân hay cả hai, có trợn mắt, gồng người hay không, có bị tiểu ướt quần hay không...) để bạn có thể kể lại với bác sĩ hoặc với người co giật sau này.
9. Xem đồng hồ, tính thời gian cơn co giật (điều này rất quan trọng), nếu cơn co giật quá 5 phút phải gọi cấp cứu.
10. Nếu sau khi ngưng co giật, người bệnh không tỉnh lại hoặc nhìn thấy rất “bệnh”, lúc này bạn nên gọi cấp cứu.
Cách chăm sóc phòng ngừa cơn co giật, động kinh tái phát
Chú ý trong việc chăm sóc bệnh nhân động kinh là cần thiết nhưng quan trọng hơn cả là kiểm soát tốt cơn co giật, động kinh. Để làm được điều này, người bệnh động kinh cần uống thuốc thường xuyên, liên tục theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý bỏ liều hoặc ngưng sử dụng. Ngoài ra trong chế độ ăn uống, sinh hoạt người bệnh động kinh cũng cần lưu ý:
– Tăng cường rau xanh, trái cây tươi trong các bữa ăn hàng ngày.
– Bổ sung các loại thực phẩm giàu protein, calci chẳng hạn như: thịt nạc, tôm, cua, cá, trứng,…
– Hạn chế thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích khác.
– Ngủ đúng giờ, đủ giấc, tránh căng thẳng mệt mỏi quá mức.
– Tập các bài tập yoga, ngồi thiền, đi bộ nhẹ nhàng, hít sâu thở chậm,… nhằm nâng cao sức khỏe, thư giãn tinh thần.
– Sử dụng sản phẩm thảo dược nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát bệnh. Việc ứng dụng hoạt chất Rhynchophylin từ thảo dược Câu đằng trong trị bệnh động kinh hiện được xem là giải pháp tối ưu nhất cho người bệnh. Ngoài tính năng an thần, thảo dược còn kích thích cơ thể sản sinh GABA – chất dẫn truyền thần kinh ức chế quan trọng cho não bộ, có thể ngăn chặn những sóng điện não bất thường, phòng tránh co giật tái phát.
Thảo Nguyên (TH)

>> xem thêm

Bình luận(0)