Trong cuốn sách mới của mình Neurofitness, bác sĩ Rahul Jandial giải thích tại sao chế độ ăn kiêng Intermittent fasting (nhịn ăn gián đoạn) lại rất tốt cho não bộ. Cơn đói gián đoạn có thể thanh lọc tâm trí, đánh thức các giác quan và cải thiện chức năng não bộ. Hơn nữa, nó còn làm giảm lượng đường huyết, giảm nồng độ insulin và giúp bạn giảm cân thông qua việc giảm lượng calo hấp thụ.
|
Bác sĩ giải phẫu thần kinh Rahul Jandial |
Chẳng có gì để bạn phải phàn nàn, tất nhiên là trừ cơn đói, nhưng nó cũng chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn.
Tuy nhiên những cơn đói này lại đem đến cho bạn rất nhiều lợi ích. Việc nhịn ăn có thể kích thích các yếu tố phát triển tự nhiên của não bộ, điều này làm tăng cường sức chịu đựng và phát triển các nơ-ron thần kinh.
Sự tiến hóa đã “thiết kế” cơ thể và não bộ của chúng ta khi tiến vào quá trình trao đổi chất giữa gluco và xeton, nhận thức của chúng ta sẽ hoạt động hiệu quả nhất; đồng thời giúp kìm hãm các căn bệnh suy thoái.
Vậy bạn phải làm những gì?
Tất nhiên là không phải cứ dồn đống gluco và xeton (loại năng lượng được tạo ra khi gan bắt đầu đốt cháy các chất béo), mà phải bằng cách thay đổi nhịp độ ăn uống và hãy để cơ thể bạn làm những thứ mà nó đã được thiết kế để làm mỗi khi có sự thiếu hụt về thức ăn.
Rahul Jandial không nói về sự giảm thiểu calo, mà những người tuân theo chế độ ăn hạn chế tối đa lượng calo thường chỉ nạp vào người 1000 calo mỗi ngày, thường phải thường xuyên chịu đựng cơn đói. Phương pháp của Rahul Jandial là thực hiện “cơn đói gián đoạn” bằng cách bắt cơ thể phải đốt trữ lượng mỡ của nó một hoặc hai lần một tuần. Kết quả của việc này là xeton sẽ không chỉ giúp tiếp tục vận hành não bộ kể cả khi bạn đang đói hoặc nhịn ăn mà còn giúp cải thiện nhận thức, phát triển kết nối giữa các nơ-ron thần kinh và kìm hãm sự suy thoái thần kinh.
“Tôi đã thử (hoặc ít nhất là đã cố) tuân theo chế độ nhịn ăn gián đoạn, và tôi khuyên dùng nó cho bất cứ ai đang muốn cải thiện tậm trạng cũng như nhận thức của mình. Và đây là kế hoạc ăn uống của tôi”, Rahul Jandial chia sẻ:
Nhịn ăn hai lần một tuần
Mục tiêu đề ra là bạn phải có ít nhất hai lần nhịn ăn 16 tiếng mỗi tuần. Vậy nên, hãy chọn ra 2 ngày trong tuần, không liền kề nhau, và bỏ bữa sáng và bữa trưa, hoặc bỏ bữa trưa và bữa tối. Thực ra, khi bạn cộng thêm thời gian ngủ của mình vào, nó khá là dễ để có thể đạt được ngưỡng 16 tiếng nhịn ăn. Mỗi thứ hai và thứ năm, tôi đều bỏ ăn bữa sáng và bữa trưa, chỉ dùng bữa tối - vợ con của tôi ăn thứ gì, thì tôi cũng sẽ ăn thứ ấy.
|
Thực hành phương pháp này, bạn phải có ít nhất hai lần nhịn ăn 16 tiếng mỗi tuần |
Không ăn sáng
Ngoài những ngày nhịn ăn 16 tiếng, bạn nên tránh ăn bữa sáng hàng ngày! Một số người cho rằng bữa sáng là bữa quan trọng nhất trong ngày, nhưng sự thực chưa có một bằng chứng nào đủ thuyết phục cả. Tôi chỉ thỉnh thoảng ăn bữa sáng vào một số ngày cuối tuần, với mấy đứa con trai của tôi, nhưng chủ yếu là vì tôi muốn có khoảng thời gian ở bên cạnh chúng.
Hãy dùng salad cho bữa trưa
Tôi rất ít khi ăn sandwich, burger hoặc một thứ gì đó giàu cacbon. Thói quen của tôi là ăn salad cho bữa trưa.
Đừng ăn khuya
Điều này thực sự rất khó khăn đối với tôi, đặc biệt là sau cả ngày nhịn đói. Nhưng tôi đã cố.
“Xin hãy nhớ rằng, tôi không phải là một nhà khổ hạnh. Tôi vẫn hay đi ăn với bạn bè hoặc gia đình; đôi lúc, tôi còn mời họ đến ăn bữa sáng cùng nhau nữa. Nhưng tôi đã biến việc nhịn ăn gián đoạn trở thành một thói quen của mình”.
“Trong những ngày tôi phải thực hiện ca mổ, tôi không ăn bất cứ thứ gì cho đến khi chiều tối. Tôi thậm chí còn không uống một cốc cà phê, bởi vì khi bắt đầu thực hiện ca mổ, sẽ không có khoảng nghỉ giữa giờ để đi vệ sinh nào cả. Tôi đã quá quen với việc làm việc tám tiếng một ngày mà không cần nghỉ ngơi. Có thể nó nghe khá là ngạc nhiên, cái việc tôi vẫn chưa phải lê lết vì đói; nhưng sự thật là ngược lại, nó làm tôi cảm thấy tỉnh táo hơn”, Rahul Jandial chia sẻ.