Cam thảo là một vị thuốc Đông y rất thông dụng, có giá trị y học rất cao, nhiều công năng như: bổ tỳ ích khí, thông kinh giảm đau, tiêu đờm, giảm ho, thanh nhiệt, giải độc, hòa trung ích khí. Vì vậy, cam thảo từ lâu đã trở thành một trong những dược liệu được y học cổ truyền sử dụng thường xuyên.Theo thống kê, trong số hơn 700 dược liệu được sử dụng phổ biến trên lâm sàng ở Trung Quốc, tỷ lệ kê đơn của cam thảo là hơn 70%. Ngoài làm thuốc, một số người còn dùng cam thảo ngâm nước để bồi bổ sức khỏe.Tuy nhiên, dùng cam thảo lâu dài và quá thường xuyên không những không có lợi, không bảo vệ được sức khỏe mà còn đầu độc cơ thể, gây phù chân tay và tiềm ẩn các rủi ro khác.Tại sao cam thảo gây phù nề? Qua phân tích các thành phần của cam thảo, dịch chiết từ cam thảo có mineralocorticoid, có thể gây ra các triệu chứng của chứng pseudoaldosteronism, điển hình như giữ nước và giữ natri, hạ nồng độ kali trong máu và tiêu cơ vân.Bên cạnh đó, cam thảo có thể làm tăng nguy cơ sinh non. Do đó, phụ nữ mang thai nên tránh cam thảo. Đồng thời, cam thảo cũng được chứng minh là có thể tương tác với warfarin và làm giảm hiệu quả của nó, tăng nguy cơ đông máu.Do đó, sử dụng cam thảo tươi hay chế phẩm cam thảo trên diện rộng và lâu dài có thể gây mệt mỏi, giảm sức cơ, đau cơ, giảm lượng nước tiểu, phù chân tay, tăng huyết áp.Tuy nhiên, nếu bạn bị phù nề do cam thảo trong thời gian dài, đừng quá lo lắng. Trước hết, chúng ta cần xác định một cách đơn giản nguyên nhân gây ra chứng phù nề này, đó là có các bệnh lý nội tạng khác như viêm thận, tâm phế mãn, cường giáp… hay không; có bị hen suyễn, tiểu ra máu, tiểu nhiều bọt hay không, đánh trống ngực, sợ nóng, mắt lồi và các triệu chứng khác.Thứ hai, kiểm tra xem có bất kỳ chế phẩm cam thảo nào trong thuốc uống hoặc trà thường xuyên sử dụng của bạn hay không. Nếu thấy trong thuốc uống có các chế phẩm từ cam thảo, sau khi loại trừ các bệnh về nội tạng của bản thân, bạn có thể dừng thuốc khoảng một tuần để xác định.Nói chung, nếu các chế phẩm từ cam thảo gây phù nề, sau khi dừng lại, chứng phù nề sẽ hết sau khoảng một tuần. Nếu không phải, lập tức đi khám để được tư vấn và điều trị kịp thời.Điều kiện tiên quyết để xác định liệu chế phẩm từ cam thảo có gây phù hay không là bạn không có bất kỳ triệu chứng rõ ràng nào ở trên. Nếu các triệu chứng trên rõ ràng, hãy đến bệnh viện để điều trị càng sớm càng tốt.Hoạt chất của cam thảo có nhiều tác dụng dược lý khác nhau, không chỉ y học cổ truyền chú ý đến mà Tây y cũng phát hiện ra những tác dụng của nó như chống oxy hóa, tiêu viêm, giải độc, kháng histamine, kháng khuẩn, bảo vệ gan cho trẻ em và người già.Thế nhưng, để đảm bảo hiệu quả của cam thảo, phải tăng cường giám sát trong quá trình sử dụng, áp dụng một cách hợp lý, không phải cứ bổ là dùng thật nhiều, thật lâu.Mời quý độc giả xem video: Tác dụng của đậu xanh đối với sức khỏe. Nguồn HTV1.
Cam thảo là một vị thuốc Đông y rất thông dụng, có giá trị y học rất cao, nhiều công năng như: bổ tỳ ích khí, thông kinh giảm đau, tiêu đờm, giảm ho, thanh nhiệt, giải độc, hòa trung ích khí. Vì vậy, cam thảo từ lâu đã trở thành một trong những dược liệu được y học cổ truyền sử dụng thường xuyên.
Theo thống kê, trong số hơn 700 dược liệu được sử dụng phổ biến trên lâm sàng ở Trung Quốc, tỷ lệ kê đơn của cam thảo là hơn 70%. Ngoài làm thuốc, một số người còn dùng cam thảo ngâm nước để bồi bổ sức khỏe.
Tuy nhiên, dùng cam thảo lâu dài và quá thường xuyên không những không có lợi, không bảo vệ được sức khỏe mà còn đầu độc cơ thể, gây phù chân tay và tiềm ẩn các rủi ro khác.
Tại sao cam thảo gây phù nề? Qua phân tích các thành phần của cam thảo, dịch chiết từ cam thảo có mineralocorticoid, có thể gây ra các triệu chứng của chứng pseudoaldosteronism, điển hình như giữ nước và giữ natri, hạ nồng độ kali trong máu và tiêu cơ vân.
Bên cạnh đó, cam thảo có thể làm tăng nguy cơ sinh non. Do đó, phụ nữ mang thai nên tránh cam thảo. Đồng thời, cam thảo cũng được chứng minh là có thể tương tác với warfarin và làm giảm hiệu quả của nó, tăng nguy cơ đông máu.
Do đó, sử dụng cam thảo tươi hay chế phẩm cam thảo trên diện rộng và lâu dài có thể gây mệt mỏi, giảm sức cơ, đau cơ, giảm lượng nước tiểu, phù chân tay, tăng huyết áp.
Tuy nhiên, nếu bạn bị phù nề do cam thảo trong thời gian dài, đừng quá lo lắng. Trước hết, chúng ta cần xác định một cách đơn giản nguyên nhân gây ra chứng phù nề này, đó là có các bệnh lý nội tạng khác như viêm thận, tâm phế mãn, cường giáp… hay không; có bị hen suyễn, tiểu ra máu, tiểu nhiều bọt hay không, đánh trống ngực, sợ nóng, mắt lồi và các triệu chứng khác.
Thứ hai, kiểm tra xem có bất kỳ chế phẩm cam thảo nào trong thuốc uống hoặc trà thường xuyên sử dụng của bạn hay không. Nếu thấy trong thuốc uống có các chế phẩm từ cam thảo, sau khi loại trừ các bệnh về nội tạng của bản thân, bạn có thể dừng thuốc khoảng một tuần để xác định.
Nói chung, nếu các chế phẩm từ cam thảo gây phù nề, sau khi dừng lại, chứng phù nề sẽ hết sau khoảng một tuần. Nếu không phải, lập tức đi khám để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Điều kiện tiên quyết để xác định liệu chế phẩm từ cam thảo có gây phù hay không là bạn không có bất kỳ triệu chứng rõ ràng nào ở trên. Nếu các triệu chứng trên rõ ràng, hãy đến bệnh viện để điều trị càng sớm càng tốt.
Hoạt chất của cam thảo có nhiều tác dụng dược lý khác nhau, không chỉ y học cổ truyền chú ý đến mà Tây y cũng phát hiện ra những tác dụng của nó như chống oxy hóa, tiêu viêm, giải độc, kháng histamine, kháng khuẩn, bảo vệ gan cho trẻ em và người già.
Thế nhưng, để đảm bảo hiệu quả của cam thảo, phải tăng cường giám sát trong quá trình sử dụng, áp dụng một cách hợp lý, không phải cứ bổ là dùng thật nhiều, thật lâu.