Quế sả là tên gọi khác của lá é, trông khá giống húng quế, có hương vị đặc trưng, thoảng mùi vị của sả. Lá é còn được gọi là húng trắng, húng lông, húng quế lông... để phân biệt với húng quế thường thấy. Đến Đà Lạt (Lâm Đồng), giữa tiết trời lành lạnh của thành phố sương mù, nhiều du khách không thể bỏ qua món lẩu gà lá é ấm nóng hấp dẫn, có thịt gà, nấm, măng, lá é... Ảnh: Khánh Linh. Nguyên liệu bạc hà ở trong Nam, thường có mặt trong món canh chua cá lóc, cá hú, cá diêu hồng..., được gọi là dọc mùng ở miền Bắc. Đến Hà Nội, du khách có thể thử qua món bún dọc mùng thanh mát, với bát bún khá đầy đặn, đầy đủ dọc mùng, sườn, giò, mọc, lưỡi... Ảnh: Mysteriousaigon.Ngò rí, ngò gai ở miền Nam được gọi mùi ta (rau mùi), mùi tàu ở miền Bắc. Đây đều là những loại gia vị khá quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam. Lấy phở bò làm ví dụ. Tại TP.HCM, người ta thường phục vụ phở bò kèm theo đĩa giá sống hoặc giá trụng, chanh, ớt, ngò gai, húng quế... Ảnh: Agirlaboutchicago.Cải cúc ở miền Bắc còn được gọi là tần ô ở miền Nam. Cải cúc hay tần ô có thể chế biến đơn giản nhất là nấu những món canh ngon. Ngoài ra, nếu đến TP.HCM, du khách có thể thưởng thức hủ tiếu Nam Vang, thường được phục vụ rau tần ô tươi sống ăn kèm. Món ngon này có hai dạng hủ tiếu nước hoặc hủ tiếu khô, với nhiều thành phần như thịt bằm, thịt nạc, gan, cật, tôm, trứng cút... Ảnh: Maryderoux.Khoai mì ở miền Nam còn được gọi là sắn (củ sắn) ở miền Bắc. Khoai mì dân dã có thể chế biến thành các món ngon như hấp nước cốt dừa, làm bánh tằm, làm bánh ít, nấu chè... Vùng đất thép Củ Chi (TP.HCM) nổi tiếng với đặc sản khoai mì. Du khách khi đến thăm Di tích quốc gia đặc biệt Địa đạo Củ Chi đừng quên thưởng thức khoai mì chấm muối mè ở đây. Ảnh: Phương Huy.Một số loại trái cây có cách gọi khác nhau ở 2 miền. Miền Bắc gọi quả na, hay na dai, miền Nam gọi trái mãng cầu. Tương tự là roi - mận, hồng xiêm - sapôchê. Trái táo (kiểu táo Mỹ) thường được gọi là trái bom ở miền Nam, trong khi với nhiều người miền Nam, khi nhắc đến trái táo, người ta hình dung ra loại táo xanh, quả nhỏ, có vị chua, có thể ăn cả vỏ. Ảnh: Mãng Cầu Bà Đen Tây Ninh.Ở Nghệ An, thịt bê còn gọi là thịt me theo tiếng địa phương. Tỉnh này có đặc sản giò me nổi tiếng, chế biến từ thịt me tươi, khi xắt thành từng lát mỏng sẽ có kết cấu, màu sắc đẹp mắt với phần thịt ửng hồng, bọc ngoài là lớp bì vàng như keo. Ngoài giò me, du khách đến Nghệ An có thể thưởng thức me thui chấm tương, me quay, dồi me, cháo me, lòng đắng xào... Ảnh: Báo Nghệ An. Khách Tây trải nghiệm 48 giờ ở Đà Lạt Trong 2 ngày du lịch Đà Lạt (Lâm Đồng), du khách nước ngoài đã có cơ hội ghé thăm loạt địa điểm nổi tiếng như thác Datanla, chợ đêm, nhà ga và thưởng thức đặc sản nem nướng.
Quế sả là tên gọi khác của lá é, trông khá giống húng quế, có hương vị đặc trưng, thoảng mùi vị của sả. Lá é còn được gọi là húng trắng, húng lông, húng quế lông... để phân biệt với húng quế thường thấy. Đến Đà Lạt (Lâm Đồng), giữa tiết trời lành lạnh của thành phố sương mù, nhiều du khách không thể bỏ qua món lẩu gà lá é ấm nóng hấp dẫn, có thịt gà, nấm, măng, lá é... Ảnh: Khánh Linh.
Nguyên liệu bạc hà ở trong Nam, thường có mặt trong món canh chua cá lóc, cá hú, cá diêu hồng..., được gọi là dọc mùng ở miền Bắc. Đến Hà Nội, du khách có thể thử qua món bún dọc mùng thanh mát, với bát bún khá đầy đặn, đầy đủ dọc mùng, sườn, giò, mọc, lưỡi... Ảnh: Mysteriousaigon.
Ngò rí, ngò gai ở miền Nam được gọi mùi ta (rau mùi), mùi tàu ở miền Bắc. Đây đều là những loại gia vị khá quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam. Lấy phở bò làm ví dụ. Tại TP.HCM, người ta thường phục vụ phở bò kèm theo đĩa giá sống hoặc giá trụng, chanh, ớt, ngò gai, húng quế... Ảnh: Agirlaboutchicago.
Cải cúc ở miền Bắc còn được gọi là tần ô ở miền Nam. Cải cúc hay tần ô có thể chế biến đơn giản nhất là nấu những món canh ngon. Ngoài ra, nếu đến TP.HCM, du khách có thể thưởng thức hủ tiếu Nam Vang, thường được phục vụ rau tần ô tươi sống ăn kèm. Món ngon này có hai dạng hủ tiếu nước hoặc hủ tiếu khô, với nhiều thành phần như thịt bằm, thịt nạc, gan, cật, tôm, trứng cút... Ảnh: Maryderoux.
Khoai mì ở miền Nam còn được gọi là sắn (củ sắn) ở miền Bắc. Khoai mì dân dã có thể chế biến thành các món ngon như hấp nước cốt dừa, làm bánh tằm, làm bánh ít, nấu chè... Vùng đất thép Củ Chi (TP.HCM) nổi tiếng với đặc sản khoai mì. Du khách khi đến thăm Di tích quốc gia đặc biệt Địa đạo Củ Chi đừng quên thưởng thức khoai mì chấm muối mè ở đây. Ảnh: Phương Huy.
Một số loại trái cây có cách gọi khác nhau ở 2 miền. Miền Bắc gọi quả na, hay na dai, miền Nam gọi trái mãng cầu. Tương tự là roi - mận, hồng xiêm - sapôchê. Trái táo (kiểu táo Mỹ) thường được gọi là trái bom ở miền Nam, trong khi với nhiều người miền Nam, khi nhắc đến trái táo, người ta hình dung ra loại táo xanh, quả nhỏ, có vị chua, có thể ăn cả vỏ. Ảnh: Mãng Cầu Bà Đen Tây Ninh.
Ở Nghệ An, thịt bê còn gọi là thịt me theo tiếng địa phương. Tỉnh này có đặc sản giò me nổi tiếng, chế biến từ thịt me tươi, khi xắt thành từng lát mỏng sẽ có kết cấu, màu sắc đẹp mắt với phần thịt ửng hồng, bọc ngoài là lớp bì vàng như keo. Ngoài giò me, du khách đến Nghệ An có thể thưởng thức me thui chấm tương, me quay, dồi me, cháo me, lòng đắng xào... Ảnh: Báo Nghệ An.
Khách Tây trải nghiệm 48 giờ ở Đà Lạt Trong 2 ngày du lịch Đà Lạt (Lâm Đồng), du khách nước ngoài đã có cơ hội ghé thăm loạt địa điểm nổi tiếng như thác Datanla, chợ đêm, nhà ga và thưởng thức đặc sản nem nướng.