Không ít người đánh giá bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Vì vậy dân gian mới truyền nhau câu nói “ăn sáng như hoàng đế, ăn trưa như thần dân và ăn tối như hành khất”.Tuy vậy, ăn sáng không đúng cách có thể khiến cơ thể đối diện với các vấn đề sức khỏe. Trong số đó, chuyên gia sức khỏe đặc biệt nhấn mạnh cách ăn sáng có hại dưới đây. Ăn đồ quá nóng. Không ít người có thói quen thưởng thức món ăn khi còn nóng hổi. Thế nhưng bác sĩ khuyên chỉ nên dùng thức ăn nhiệt độ chừng 40 độ C.Bình thường, niêm mạc miệng và niêm mạc hệ tiêu hoá rất mỏng nên dễ bị tổn thương. Nếu dùng thức ăn quá nóng lâu ngày sẽ gây viêm loét đường tiêu hóa, dần dần dẫn đến bệnh loét dạ dày, thực quản, hành tá tràng.Riêng vùng miệng là nơi tiếp xúc đầu tiên với thực phẩm ở nhiệt độ cao nhất sẽ dễ bị bỏng, rát, dẫn tới hình thành các vết trợt gây đau đớn, thậm chí dẫn tới viêm miệng, lưỡi, viêm họng, viêm thực quản, dạ dày... Ăn thực phẩm lạnh. Theo các chuyên gia, buổi sáng, cơ bắp, thần kinh và mạch máu của cơ thể đang trong trạng thái co lại, nếu bạn ăn thực phẩm lạnh sẽ khiến lưu lượng máu trong cơ thể khó lưu thông.Duy trì ăn các thực phẩm lạnh như trái cây đông lạnh, nước đá… cho bữa sáng về lâu dài sẽ khiến bạn phải đối mặt với chứng táo bón, da trở nên xấu hơn hoặc có đờm ở cổ họng. Ăn quá no. Sau khi ngủ dậy, ăn quá no khiến dạ dày bị ảnh hưởng trực tiếp. Mỗi ngày, dạ dày tiết khoảng 8.000 mg dịch tiêu hóa để tiêu hóa thức ăn. Nếu ăn quá no, dạ dày phải căng phồng, nhu động chậm lại, dịch tiêu hóa tiết không đủ khiến thức ăn ở trong dạ dày không tiêu hóa hết. Từ đó sẽ khiến dạ dày bị ứ đọng, gây ra hiện tượng đau nhức, khó chịu suốt cả ngày.Ngoài ra, khi thức ăn trong dạ dày không tiêu hóa hết sẽ bị vi khuẩn phân hủy thành độc tố có hại cho sức khỏe.Ăn quá nhanh. Với nhịp sống bận rộn như hiện nay, nhiều người có thói quen thường tranh thủ vừa đi trên đường đến điểm xe bus vừa ăn sáng, hoặc tranh thủ ăn sáng ngay trên xe ô tô, vừa ăn sáng vừa làm việc.Tuy nhiên các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc ăn quá nhanh, không nhai kỹ, vừa ăn vừa hoạt động sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa, khiến dạ dày phải làm việc gấp đôi, tăng xác suất béo phì. Cách ăn này còn ảnh hưởng đến việc hấp thụ các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm.Ăn 1 loại thực phẩm. Thời gian eo hẹp nên bữa sáng ít khi được chăm chút. Để lấp đầy dạ dày, nhiều người chỉ ưu tiên thực phẩm chứa carbohydrate như cháo, bánh hấp, bánh chiên... Khi đi vào cơ thể, chúng sẽ được chuyển hóa thành đường glucose không có lợi cho huyết áp. Tốt nhất, bạn nên cân bằng bữa ăn theo tiêu chí: ngũ cốc (80-100g), thịt – trứng- sữa (50-70g), rau và trái cây (50-100g). Ảnh: Internet.Mời độc giả xem video: Hội chứng khiến người bệnh sợ tiếng nhai thức ăn. Nguồn: Zingnews.
Không ít người đánh giá bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Vì vậy dân gian mới truyền nhau câu nói “ăn sáng như hoàng đế, ăn trưa như thần dân và ăn tối như hành khất”.
Tuy vậy, ăn sáng không đúng cách có thể khiến cơ thể đối diện với các vấn đề sức khỏe. Trong số đó, chuyên gia sức khỏe đặc biệt nhấn mạnh cách ăn sáng có hại dưới đây.
Ăn đồ quá nóng. Không ít người có thói quen thưởng thức món ăn khi còn nóng hổi. Thế nhưng bác sĩ khuyên chỉ nên dùng thức ăn nhiệt độ chừng 40 độ C.
Bình thường, niêm mạc miệng và niêm mạc hệ tiêu hoá rất mỏng nên dễ bị tổn thương. Nếu dùng thức ăn quá nóng lâu ngày sẽ gây viêm loét đường tiêu hóa, dần dần dẫn đến bệnh loét dạ dày, thực quản, hành tá tràng.
Riêng vùng miệng là nơi tiếp xúc đầu tiên với thực phẩm ở nhiệt độ cao nhất sẽ dễ bị bỏng, rát, dẫn tới hình thành các vết trợt gây đau đớn, thậm chí dẫn tới viêm miệng, lưỡi, viêm họng, viêm thực quản, dạ dày...
Ăn thực phẩm lạnh. Theo các chuyên gia, buổi sáng, cơ bắp, thần kinh và mạch máu của cơ thể đang trong trạng thái co lại, nếu bạn ăn thực phẩm lạnh sẽ khiến lưu lượng máu trong cơ thể khó lưu thông.
Duy trì ăn các thực phẩm lạnh như trái cây đông lạnh, nước đá… cho bữa sáng về lâu dài sẽ khiến bạn phải đối mặt với chứng táo bón, da trở nên xấu hơn hoặc có đờm ở cổ họng.
Ăn quá no. Sau khi ngủ dậy, ăn quá no khiến dạ dày bị ảnh hưởng trực tiếp. Mỗi ngày, dạ dày tiết khoảng 8.000 mg dịch tiêu hóa để tiêu hóa thức ăn. Nếu ăn quá no, dạ dày phải căng phồng, nhu động chậm lại, dịch tiêu hóa tiết không đủ khiến thức ăn ở trong dạ dày không tiêu hóa hết. Từ đó sẽ khiến dạ dày bị ứ đọng, gây ra hiện tượng đau nhức, khó chịu suốt cả ngày.
Ngoài ra, khi thức ăn trong dạ dày không tiêu hóa hết sẽ bị vi khuẩn phân hủy thành độc tố có hại cho sức khỏe.
Ăn quá nhanh. Với nhịp sống bận rộn như hiện nay, nhiều người có thói quen thường tranh thủ vừa đi trên đường đến điểm xe bus vừa ăn sáng, hoặc tranh thủ ăn sáng ngay trên xe ô tô, vừa ăn sáng vừa làm việc.
Tuy nhiên các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc ăn quá nhanh, không nhai kỹ, vừa ăn vừa hoạt động sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa, khiến dạ dày phải làm việc gấp đôi, tăng xác suất béo phì. Cách ăn này còn ảnh hưởng đến việc hấp thụ các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm.
Ăn 1 loại thực phẩm. Thời gian eo hẹp nên bữa sáng ít khi được chăm chút. Để lấp đầy dạ dày, nhiều người chỉ ưu tiên thực phẩm chứa carbohydrate như cháo, bánh hấp, bánh chiên... Khi đi vào cơ thể, chúng sẽ được chuyển hóa thành đường glucose không có lợi cho huyết áp. Tốt nhất, bạn nên cân bằng bữa ăn theo tiêu chí: ngũ cốc (80-100g), thịt – trứng- sữa (50-70g), rau và trái cây (50-100g). Ảnh: Internet.
Mời độc giả xem video: Hội chứng khiến người bệnh sợ tiếng nhai thức ăn. Nguồn: Zingnews.