Súp gà là món ăn giải cảm vô cùng hiệu quả. Món ăn này cung cấp chất đạm dồi dào, giúp cơ thể tăng sức đề kháng và lấy lại sức khỏe sau khi bị ốm rất nhanh chóng.Dâu tây: Loại quả mọng này rất giàu chống oxy hóa và vitamin C. Theo nghiên cứu, việc bổ sung 8 gram vitamin C mỗi ngày có thể giúp rút ngắn thời gian cảm lạnh xuống 19%. Do vậy, hãy thêm một cốc dâu tây vào cốc sinh tố của bạn sẽ làm dịu cơn đau họng.Tỏi chứa một hợp chất được gọi là allicin, có tính chất chống oxy hóa giúp chống lại cảm lạnh thông thường. Cắt hoặc nghiền tỏi để kích hoạt hợp chất này vài phút trước khi ăn nó.Mật ong là thành phần có trong nhiều loại thuốc chống ho không kê đơn. Sự kết hợp mật ong với nước cốt chanh có tác dụng hỗ trợ điều trị cảm lạnh rất hiệu quả.Cà rốt có thể là một trong những thành phần giúp món súp gà tăng sức đề kháng khi mắc cảm cúm. Cà rốt và các thực phẩm màu cam khác có chứa beta-carotene. Cơ thể của bạn chuyển đổi hợp chất này thành vitamin A, một khối xây dựng hệ miễn dịch chống lại cảm lạnh và cúm mùa đông. Hành chứa quercetin, một chất chống oxy hóa với các đặc tính kháng virus và kháng viêm.Ớt chuông xanh và đỏ: Nghiên cứu cho thấy thời tiết lạnh có thể ngăn chặn hệ miễn dịch của bạn nhưng vitamin C có các đặc tính tăng cường miễn dịch tự nhiên. Do vậy, ăn các loại thực phẩm giàu C như ớt chuông có thể là một cách tốt để tăng cường miễn dịch.Trà xanh: Một nghiên cứu trên tạp chí Rhinology cho thấy uống trà nóng cung cấp “cứu trợ ngay lập tức và bền vững” giúp bạn thoát khỏi các triệu chứng như cảm lạnh thông thường, sổ mũi, ho, hắt hơi, đau họng, ớn lạnh và mệt mỏi.Bột gừng và gừng: Gừng có tác dụng chống viêm, làm cho nó trở thành thành phần bổ sung lý tưởng cho tách trà để làm dịu cơn đau cổ họng.Nấm là một trong số ít các nguồn vitamin D ăn được mà chúng ta thường nhận được từ mặt trời. Các loại nấm đều tốt cho hệ thống miễn dịch, nó làm tăng hiệu quả miễn dịch của bạch cầu.Nước sốt cay: Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng thuốc xịt mũi có chứa capsaicin, hợp chất hoạt tính trong ớt và các loại thực phẩm cay khác, cải thiện triệu chứng viêm mũi dị ứng (còn gọi là hắt hơi, tắc nghẽn). Thêm vào đó, ớt cay còn là một nguồn vitamin C tốt. Nghệ: Curcumin, hợp chất hoạt tính trong nghệ, có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn và kháng virus. Nó giúp làm giảm viêm xoang mũi và giảm triệu chứng nghẹt mũi. Nghệ cũng hoạt động như một chất giúp cơ thể thoát khỏi các chất nhầy dư thừa.Sữa chua: Các vi sinh khuẩn trong sữa chua rất có ích cho người bị cảm lạnh vì chúng làm giảm phản ứng sưng viêm của cơ thể. Một nghiên cứu đã cho thấy, vi khuẩn có lợi giúp rút ngắn thời gian bệnh xuống chừng 2 ngày và làm giảm các triệu chứng đến 34%. Ảnh: RD. Video "Các thực phẩm chống độc siêu hạng". Nguồn: VTC.
Súp gà là món ăn giải cảm vô cùng hiệu quả. Món ăn này cung cấp chất đạm dồi dào, giúp cơ thể tăng sức đề kháng và lấy lại sức khỏe sau khi bị ốm rất nhanh chóng.
Dâu tây: Loại quả mọng này rất giàu chống oxy hóa và vitamin C. Theo nghiên cứu, việc bổ sung 8 gram vitamin C mỗi ngày có thể giúp rút ngắn thời gian cảm lạnh xuống 19%. Do vậy, hãy thêm một cốc dâu tây vào cốc sinh tố của bạn sẽ làm dịu cơn đau họng.
Tỏi chứa một hợp chất được gọi là allicin, có tính chất chống oxy hóa giúp chống lại cảm lạnh thông thường. Cắt hoặc nghiền tỏi để kích hoạt hợp chất này vài phút trước khi ăn nó.
Mật ong là thành phần có trong nhiều loại thuốc chống ho không kê đơn. Sự kết hợp mật ong với nước cốt chanh có tác dụng hỗ trợ điều trị cảm lạnh rất hiệu quả.
Cà rốt có thể là một trong những thành phần giúp món súp gà tăng sức đề kháng khi mắc cảm cúm. Cà rốt và các thực phẩm màu cam khác có chứa beta-carotene. Cơ thể của bạn chuyển đổi hợp chất này thành vitamin A, một khối xây dựng hệ miễn dịch chống lại cảm lạnh và cúm mùa đông.
Hành chứa quercetin, một chất chống oxy hóa với các đặc tính kháng virus và kháng viêm.
Ớt chuông xanh và đỏ: Nghiên cứu cho thấy thời tiết lạnh có thể ngăn chặn hệ miễn dịch của bạn nhưng vitamin C có các đặc tính tăng cường miễn dịch tự nhiên. Do vậy, ăn các loại thực phẩm giàu C như ớt chuông có thể là một cách tốt để tăng cường miễn dịch.
Trà xanh: Một nghiên cứu trên tạp chí Rhinology cho thấy uống trà nóng cung cấp “cứu trợ ngay lập tức và bền vững” giúp bạn thoát khỏi các triệu chứng như cảm lạnh thông thường, sổ mũi, ho, hắt hơi, đau họng, ớn lạnh và mệt mỏi.
Bột gừng và gừng: Gừng có tác dụng chống viêm, làm cho nó trở thành thành phần bổ sung lý tưởng cho tách trà để làm dịu cơn đau cổ họng.
Nấm là một trong số ít các nguồn vitamin D ăn được mà chúng ta thường nhận được từ mặt trời. Các loại nấm đều tốt cho hệ thống miễn dịch, nó làm tăng hiệu quả miễn dịch của bạch cầu.
Nước sốt cay: Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng thuốc xịt mũi có chứa capsaicin, hợp chất hoạt tính trong ớt và các loại thực phẩm cay khác, cải thiện triệu chứng viêm mũi dị ứng (còn gọi là hắt hơi, tắc nghẽn). Thêm vào đó, ớt cay còn là một nguồn vitamin C tốt.
Nghệ: Curcumin, hợp chất hoạt tính trong nghệ, có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn và kháng virus. Nó giúp làm giảm viêm xoang mũi và giảm triệu chứng nghẹt mũi. Nghệ cũng hoạt động như một chất giúp cơ thể thoát khỏi các chất nhầy dư thừa.
Sữa chua: Các vi sinh khuẩn trong sữa chua rất có ích cho người bị cảm lạnh vì chúng làm giảm phản ứng sưng viêm của cơ thể. Một nghiên cứu đã cho thấy, vi khuẩn có lợi giúp rút ngắn thời gian bệnh xuống chừng 2 ngày và làm giảm các triệu chứng đến 34%. Ảnh: RD.
Video "Các thực phẩm chống độc siêu hạng". Nguồn: VTC.