Hoa ban rừng: Hoa ban thường nở ở vùng núi Tây Bắc. Người ta coi hoa ban như một loại rau sạch, sau khi hái về nhặt lấy cánh và nhụy hoa đem rửa nhẹ rồi chần qua nước nóng, sau đó mới chế biến thành nhiều món ăn khác nhau.
Một trong những món ăn từ hoa rừng cực hấp dẫn là xôi hoa ban (ban đồ): Người ta thường lựa hoa ban mới nở, hoặc lá bánh tẻ, rửa sạch, cho vào chõ xôi chín. Khi ăn chấm với “chẩm chéo” với các gia vị muối, ớt, tỏi và mắc khén. Cả lá và hoa đều có vị bùi, ngọt, thoảng hương thơm dịu, thanh mát.
Nộm hoa ban: Lá hoặc hoa xôi chín trộn đều với các gia vị giã nhỏ như vỏ dổi, hạt xẻn, ớt, hạt tiêu… thành một món ăn vừa ngọt thơm, lại thoảng vị cay nồng ấm. Đây là một món ăn truyền thống thường được làm khi trong nhà có khách quý.
Hoa ban xào măng đắng có vị đắng của măng, nhưng lại có cái ngọt, bùi của hoa ban. Những phụ nữ Thái sau khi hái hoa ban về, nhặt lấy cánh và nhụy hoa đem rửa nhẹ nhàng rồi chần qua nước nóng, đem xào cho chín tới hay chế biến thành những món khác như trộn thịt băm, gia vị nhồi cá.
Canh hoa ban cũng là một món ăn ngon với hương thơm và vị ngọt mát mà không cần cho mì chính. Cánh hoa mềm mà không bị nát, thế mới biết công phu chế biến của người Thái khéo léo đến thế nào.
Hoa chuối rừng: Cứ mỗi độ cuối năm, khi những cánh rừng phía tây của tỉnh có ánh nắng xuyên qua cũng là lúc hoa chuối rừng nở bung sắc đỏ tươi. Đây là dịp để người dân các huyện miền núi vào rừng hái hoa chuối về chế biến các món ăn hoặc bán về miền xuôi.Hoa chuối rừng có màu sắc đỏ đậm hơn nhiều so với hoa chuối nhà vườn. Đây là sản phẩm mà núi rừng hào phóng ban tặng cho đồng bào miền núi trong mùa đông vốn thiếu rau tươi.Loài hoa này có thể chế biến thành nhiều món ăn như: Luộc chấm muối ớt, xào…, nhưng có lẽ để lại dư vị cho người thưởng thức vẫn là món hoa chuối rừng trộn, hay món rau sống có hoa chuối rừng ăn với bún, mì. Món ăn dân dã vừa ngon miệng, vừa rẻ tiền này nay đã về với phố thị, làm món khai vị trong những bữa tiệc cưới, nhà hàng...Nhiều người còn rán hoa chuối lên để dùng như một món chay. Trong hoa chuối chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe và lợi tiểu.Hoa tam giác mạch ở Hà Giang. Hạt của hoa có thể dùng làm nguyên liệu chế biến món ăn. Vào cuối mùa, người dân thu hoạch hạt tam giác mạch đem phơi khô, một phần dùng ủ tạo thành loại men hồng mi nổi tiếng, một phần có thể xay bột làm thành món bánh tam giác mạch nổi tiếng.Bánh tam giác mạch: Hạt tam giác mạch xay thật nhỏ mịn thành bột. Sau khi nhào bột hoa với nước để đúc thành những chiếc bánh tròn dẹt, rộng hơn gang tay, người ta sẽ đem hấp chín. Khi ăn, sẽ mang ra nướng trên bếp than cho nóng và thơm.Hoa và ngọn lá ngón ở Mường So (Lai Châu). Cũng gọi là lá ngón nhưng loại lá được người Mường So chế biến thành món ăn này không giống với loại lá ngón gây độc chúng ta thường nghe nói đến. Lá ngón xào tỏi là món đặc sản độc đáo thường được dùng để thiết đón khách quý của người dân nơi đây. Ảnh: Internet.
Hoa ban rừng: Hoa ban thường nở ở vùng núi Tây Bắc. Người ta coi hoa ban như một loại rau sạch, sau khi hái về nhặt lấy cánh và nhụy hoa đem rửa nhẹ rồi chần qua nước nóng, sau đó mới chế biến thành nhiều món ăn khác nhau.
Một trong những món ăn từ hoa rừng cực hấp dẫn là xôi hoa ban (ban đồ): Người ta thường lựa hoa ban mới nở, hoặc lá bánh tẻ, rửa sạch, cho vào chõ xôi chín. Khi ăn chấm với “chẩm chéo” với các gia vị muối, ớt, tỏi và mắc khén. Cả lá và hoa đều có vị bùi, ngọt, thoảng hương thơm dịu, thanh mát.
Nộm hoa ban: Lá hoặc hoa xôi chín trộn đều với các gia vị giã nhỏ như vỏ dổi, hạt xẻn, ớt, hạt tiêu… thành một món ăn vừa ngọt thơm, lại thoảng vị cay nồng ấm. Đây là một món ăn truyền thống thường được làm khi trong nhà có khách quý.
Hoa ban xào măng đắng có vị đắng của măng, nhưng lại có cái ngọt, bùi của hoa ban. Những phụ nữ Thái sau khi hái hoa ban về, nhặt lấy cánh và nhụy hoa đem rửa nhẹ nhàng rồi chần qua nước nóng, đem xào cho chín tới hay chế biến thành những món khác như trộn thịt băm, gia vị nhồi cá.
Canh hoa ban cũng là một món ăn ngon với hương thơm và vị ngọt mát mà không cần cho mì chính. Cánh hoa mềm mà không bị nát, thế mới biết công phu chế biến của người Thái khéo léo đến thế nào.
Hoa chuối rừng: Cứ mỗi độ cuối năm, khi những cánh rừng phía tây của tỉnh có ánh nắng xuyên qua cũng là lúc hoa chuối rừng nở bung sắc đỏ tươi. Đây là dịp để người dân các huyện miền núi vào rừng hái hoa chuối về chế biến các món ăn hoặc bán về miền xuôi.
Hoa chuối rừng có màu sắc đỏ đậm hơn nhiều so với hoa chuối nhà vườn. Đây là sản phẩm mà núi rừng hào phóng ban tặng cho đồng bào miền núi trong mùa đông vốn thiếu rau tươi.
Loài hoa này có thể chế biến thành nhiều món ăn như: Luộc chấm muối ớt, xào…, nhưng có lẽ để lại dư vị cho người thưởng thức vẫn là món hoa chuối rừng trộn, hay món rau sống có hoa chuối rừng ăn với bún, mì. Món ăn dân dã vừa ngon miệng, vừa rẻ tiền này nay đã về với phố thị, làm món khai vị trong những bữa tiệc cưới, nhà hàng...
Nhiều người còn rán hoa chuối lên để dùng như một món chay. Trong hoa chuối chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe và lợi tiểu.
Hoa tam giác mạch ở Hà Giang. Hạt của hoa có thể dùng làm nguyên liệu chế biến món ăn. Vào cuối mùa, người dân thu hoạch hạt tam giác mạch đem phơi khô, một phần dùng ủ tạo thành loại men hồng mi nổi tiếng, một phần có thể xay bột làm thành món bánh tam giác mạch nổi tiếng.
Bánh tam giác mạch: Hạt tam giác mạch xay thật nhỏ mịn thành bột. Sau khi nhào bột hoa với nước để đúc thành những chiếc bánh tròn dẹt, rộng hơn gang tay, người ta sẽ đem hấp chín. Khi ăn, sẽ mang ra nướng trên bếp than cho nóng và thơm.
Hoa và ngọn lá ngón ở Mường So (Lai Châu). Cũng gọi là lá ngón nhưng loại lá được người Mường So chế biến thành món ăn này không giống với loại lá ngón gây độc chúng ta thường nghe nói đến. Lá ngón xào tỏi là món đặc sản độc đáo thường được dùng để thiết đón khách quý của người dân nơi đây. Ảnh: Internet.