Theo thông tin đăng tải, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Ruhr, thành phố Bochum, bang Nordrhein-Westfalen, Đức mới đây đã tiến hành nghiên cứu sự liên quan giữa việc sống khỏe mạnh hạnh phúc và việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội với nhóm 286 đối tượng.
Để tiến hành, họ chia 286 người này thành hai nhóm và tiến hành thử nghiệm 2 vòng. Vòng một sau hai tuần. Vòng hai sau ba tháng.
Nhóm thứ nhất 140 người, sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội ít đi 20 phút so với trước khi thử nghiệm.
Nhóm thứ hai 146 người, vẫn duy trì việc sử dụng các phương tiện xã hội như trước khi tham gia thử nghiệm.
Tiếp đó, các nhà nghiên cứu sử dụng một bảng câu hỏi trực tuyến để tìm hiểu về các mọi người sử dụng phương tiện truyền thông xã hội, lối sống và sức khỏe của họ.
Hai tuần sau khi thử nghiệm, lấy kết quả bảng hỏi vòng một. Ba tháng sau khi thử nghiệm, lấy kết quả bảng hỏi vòng hai.
Kết quả cho thấy, sau khi kết thúc thử nghiệm, nhóm thứ nhất cho thấy, việc sử dụng các phương tiện xã hội chủ động hoặc thụ động đã giảm, hút thuốc giảm, tích cực tập thể dục hơn, khỏe mạnh hơn, ít có các triệu chứng trầm cảm hơn nhóm thứ hai, đồng thời, họ cũng hài lòng với cuộc sống hơn nhóm thứ hai.
Trong một bài báo nghiên cứu mới được xuất bản tại Mỹ, các nhà nghiên cứu cũng đã viết: "Hai tuần sau khi loại bỏ bớt các phương tiện truyền thông xã hội, các hiệu ứng như hạnh phúc, sống lành mạnh của mọi người được tăng cường".
Kết luận, các nhà nghiên cứu nói rằng, chỉ cần rút ngắn việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội hằng ngày là đủ để sống hạnh phúc hơn, thúc đẩy lối sống lành mạnh hơn.
Mời qúy độc giả theo dõi video: Chỉ tình yêu có làm nên hạnh phúc?