Cua có vị thanh mát, rất thích hợp giải ngán trong những ngày thời tiết nắng nóng. Không chỉ ngon miệng, cua còn có giá trị dinh dưỡng cao. Cụ thể, thịt cua nhiều đạm song ít chất béo. Phân tích thành phần đạm và chất béo ở cua lông Trung Quốc, các nhà khoa học nhận thấy chất đạm chứa tới 20-24% trong khi chất béo chỉ 3-4%. (Ảnh minh họa)Thịt cua còn chứa omega-3, đặc biệt thành phần selen có tác dụng giảm tác hại của những tác nhân gây ung thư như cadmium, arsenic, bạc và thủy ngân. Với những lợi ích sức khỏe của cua, các nhà khoa học khuyên nên ăn chúng 2-3 lần/tuần.Thịt cua ngon song không phải bộ phận nào cũng ăn được. Dưới đây là 3 vị trí ở cua không nên ăn, bất chấp có thể gây hại sức khỏe.Mang cua. Tương tự cá, cua sống dưới nước, có phần mang để hô hấp duy trì sự sống. Phần mang này gồm những mô mềm màu xám, giống như hai hàng lông mày nằm ngay dưới mai cua.Mang được xem là nơi bẩn nhất trên cua, chứa nhiều ký sinh trùng. Ăn cua không loại bỏ phần mang khiến bạn vô tình nạp mầm bệnh vào người, không có lợi.Ruột cua. Dạ dày cua là phần túi xương nhỏ hình tam giác nằm trong thân cua. Ruột là đường màu đen nằm ở phần dạ dày thông lên rốn. Đáng lưu ý, cua là loài động vật ăn tạp, có nguồn thức ăn đa dạng gồm thực vật, tôm cá nhỏ, xác sống dưới nước. Để đảm bảo sức khỏe, bạn nên loại bỏ phần này bởi chúng dễ tích tụ chất bẩn.“Tim” cua. "Tim" cua có hình lục giác, nằm giữa mai cua và được bao phủ bởi một lớp màng đen. Theo Trung y, đây được coi là phần "lạnh" nhất của con cua, tốt nhất không nên ăn.Thực tế, “tim” cua là bộ phận quan trọng trong tuần hoàn máu. Nó không chứa ký sinh trùng song hương vị không mấy hấp dẫn, nhiều người không hứng thú.Ngoài nhấn mạnh bộ phận ở cua không nên ăn, chuyên gia còn đặc biệt lưu ý nên ăn cua tươi, chế biến kỹ. Sau khi cua chết, vi khuẩn sẽ nhanh chóng sinh sôi, khiến dinh dưỡng biến đổi. Lúc này, thịt cua sẽ không còn tươi ngon, thậm chí sinh ra các chất có hại, gây ngộ độc dẫn đến hiện tượng nôn, tiêu chảy, dị ứng...Thịt cua ngon, nhiều dinh dưỡng song những người tỳ vị hư nhược tránh ăn quá nhiều. Nguyên nhân bởi thịt cua có tính hàn, cùng lúc ăn lượng lớn dễ gây lạnh bụng, đi ngoài.Gạch cua chứa nhiều cholesterol, do vậy người mắc chứng rối loạn mỡ máu, tăng cholesterol máu nên hạn chế.Phụ nữ mang thai nên cân nhắc loại thực phẩm này. Cua thuộc nhóm hải sản sống ở tầng đáy, rất có thể chứa nhiều kim loại nặng như cadmium, các chất ô nhiễm như dioxin và polychlorinated biphenyls. Đây đều là những chất ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi. Do vậy, chị em nên hạn chế ăn cua trong giai đoạn bầu bí nhằm tránh rủi ro không mong muốn. Mời độc giả xem thêm video: Hải sản nhà giàu rẻ chưa từng có, bày la liệt vỉa hè. (Nguồn video: Vietnamnet)
Cua có vị thanh mát, rất thích hợp giải ngán trong những ngày thời tiết nắng nóng. Không chỉ ngon miệng, cua còn có giá trị dinh dưỡng cao. Cụ thể, thịt cua nhiều đạm song ít chất béo. Phân tích thành phần đạm và chất béo ở cua lông Trung Quốc, các nhà khoa học nhận thấy chất đạm chứa tới 20-24% trong khi chất béo chỉ 3-4%. (Ảnh minh họa)
Thịt cua còn chứa omega-3, đặc biệt thành phần selen có tác dụng giảm tác hại của những tác nhân gây ung thư như cadmium, arsenic, bạc và thủy ngân. Với những lợi ích sức khỏe của cua, các nhà khoa học khuyên nên ăn chúng 2-3 lần/tuần.
Thịt cua ngon song không phải bộ phận nào cũng ăn được. Dưới đây là 3 vị trí ở cua không nên ăn, bất chấp có thể gây hại sức khỏe.
Mang cua. Tương tự cá, cua sống dưới nước, có phần mang để hô hấp duy trì sự sống. Phần mang này gồm những mô mềm màu xám, giống như hai hàng lông mày nằm ngay dưới mai cua.
Mang được xem là nơi bẩn nhất trên cua, chứa nhiều ký sinh trùng. Ăn cua không loại bỏ phần mang khiến bạn vô tình nạp mầm bệnh vào người, không có lợi.
Ruột cua. Dạ dày cua là phần túi xương nhỏ hình tam giác nằm trong thân cua. Ruột là đường màu đen nằm ở phần dạ dày thông lên rốn. Đáng lưu ý, cua là loài động vật ăn tạp, có nguồn thức ăn đa dạng gồm thực vật, tôm cá nhỏ, xác sống dưới nước. Để đảm bảo sức khỏe, bạn nên loại bỏ phần này bởi chúng dễ tích tụ chất bẩn.
“Tim” cua. "Tim" cua có hình lục giác, nằm giữa mai cua và được bao phủ bởi một lớp màng đen. Theo Trung y, đây được coi là phần "lạnh" nhất của con cua, tốt nhất không nên ăn.
Thực tế, “tim” cua là bộ phận quan trọng trong tuần hoàn máu. Nó không chứa ký sinh trùng song hương vị không mấy hấp dẫn, nhiều người không hứng thú.
Ngoài nhấn mạnh bộ phận ở cua không nên ăn, chuyên gia còn đặc biệt lưu ý nên ăn cua tươi, chế biến kỹ. Sau khi cua chết, vi khuẩn sẽ nhanh chóng sinh sôi, khiến dinh dưỡng biến đổi. Lúc này, thịt cua sẽ không còn tươi ngon, thậm chí sinh ra các chất có hại, gây ngộ độc dẫn đến hiện tượng nôn, tiêu chảy, dị ứng...
Thịt cua ngon, nhiều dinh dưỡng song những người tỳ vị hư nhược tránh ăn quá nhiều. Nguyên nhân bởi thịt cua có tính hàn, cùng lúc ăn lượng lớn dễ gây lạnh bụng, đi ngoài.
Gạch cua chứa nhiều cholesterol, do vậy người mắc chứng rối loạn mỡ máu, tăng cholesterol máu nên hạn chế.
Phụ nữ mang thai nên cân nhắc loại thực phẩm này. Cua thuộc nhóm hải sản sống ở tầng đáy, rất có thể chứa nhiều kim loại nặng như cadmium, các chất ô nhiễm như dioxin và polychlorinated biphenyls. Đây đều là những chất ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi. Do vậy, chị em nên hạn chế ăn cua trong giai đoạn bầu bí nhằm tránh rủi ro không mong muốn.
Mời độc giả xem thêm video: Hải sản nhà giàu rẻ chưa từng có, bày la liệt vỉa hè. (Nguồn video: Vietnamnet)