Lal Ding, hiện sống tại Baltimore (Mỹ) bẩm sinh đã mang bàn tay thiếu ngón vì loạn sản xương quay, một bệnh về gien hiếm gặp khiến xương quay (xương nối giữa khuỷu tay với cánh tay) không được hình thành như bình thường. Vì vậy Lal chỉ có một mảnh xương nhỏ trên cánh tay. Cậu bé không có ngón tay trái và bàn tay gập vào trong một góc 90 độ. Nếu phẫu thuật bình thường thì bàn tay sẽ được đưa về đúng vị trí nhưng sẽ không sử dụng được hoặc cử động rất hạn chế. Nhưng nhờ có ca phẫu thuật mang tính đổi mới được thực hiện lần đầu tiên tại Mỹ, cậu bé Lal đã có thể dùng tay để cầm nhặt mọi thứ như ý mình.Lal đã từng được phẫu thuật để đưa ngón tay trỏ sang vị trí ngón tay cái nhưng bố mẹ cậu bé vẫn muốn tìm cách để kéo thẳng bàn tay cho con mình mà không làm ảnh hưởng đến sự phát triển.Các bác sĩ đã lấy một mảnh xương, khớp và sụn tiến hợp từ chân của Lal để khiến cánh tay và bàn tay có thể hoạt động được. Hai bước đầu tiên của quá trình phẫu thuật được tiến hành như bình thường, đầu tiên là cố định bàn tay trên cổ tay, sau đó cố định cho thẳng hơn. Giai đoạn thứ ba và cũng phức tạp nhất là chuyển ghép ngón. Đây là một quy trình phức tạp đòi hỏi phải giữ được các mạch máu và sụn tiến hợp. Bác sĩ dùng ngón chân thứ hai vì có khớp nối, sụn tiến hợp để có thể cử động, cân bằng và phát triển. Hiện Lal phải tập vật lý trị liệu mỗi tuần để học cách sử dụng cổ tay, ngón tay và tập luyện sự khéo léo. (Nguồn ảnh: Baltimore
Lal Ding, hiện sống tại Baltimore (Mỹ) bẩm sinh đã mang bàn tay thiếu ngón vì loạn sản xương quay, một bệnh về gien hiếm gặp khiến xương quay (xương nối giữa khuỷu tay với cánh tay) không được hình thành như bình thường. Vì vậy Lal chỉ có một mảnh xương nhỏ trên cánh tay.
Cậu bé không có ngón tay trái và bàn tay gập vào trong một góc 90 độ. Nếu phẫu thuật bình thường thì bàn tay sẽ được đưa về đúng vị trí nhưng sẽ không sử dụng được hoặc cử động rất hạn chế. Nhưng nhờ có ca phẫu thuật mang tính đổi mới được thực hiện lần đầu tiên tại Mỹ, cậu bé Lal đã có thể dùng tay để cầm nhặt mọi thứ như ý mình.
Lal đã từng được phẫu thuật để đưa ngón tay trỏ sang vị trí ngón tay cái nhưng bố mẹ cậu bé vẫn muốn tìm cách để kéo thẳng bàn tay cho con mình mà không làm ảnh hưởng đến sự phát triển.
Các bác sĩ đã lấy một mảnh xương, khớp và sụn tiến hợp từ chân của Lal để khiến cánh tay và bàn tay có thể hoạt động được. Hai bước đầu tiên của quá trình phẫu thuật được tiến hành như bình thường, đầu tiên là cố định bàn tay trên cổ tay, sau đó cố định cho thẳng hơn.
Giai đoạn thứ ba và cũng phức tạp nhất là chuyển ghép ngón. Đây là một quy trình phức tạp đòi hỏi phải giữ được các mạch máu và sụn tiến hợp. Bác sĩ dùng ngón chân thứ hai vì có khớp nối, sụn tiến hợp để có thể cử động, cân bằng và phát triển.
Hiện Lal phải tập vật lý trị liệu mỗi tuần để học cách sử dụng cổ tay, ngón tay và tập luyện sự khéo léo. (Nguồn ảnh: Baltimore