Bé 10 tuổi thoái hóa cột sống cổ vì nguyên nhân không ngờ

Google News

Hình ảnh thăm khám cho thấy, Tiểu Khiết bị thoái hóa đốt sống cổ nghiêm trọng, trật khớp mặt và cong cột sống cổ. Chỉ mới 10 tuổi, cột sống cổ bé trai giống như người 30, không thể hồi phục.

Theo Sohu, Tiểu Khiết năm nay 10 tuổi, sống tại Lâm Bình, Hàng Châu, Trung Quốc. Một ngày, bé ngủ dậy và thấy cổ “tê liệt”, nằm ngửa cũng khó khăn. Đau đớn giày vò khiến Tiểu Khiết khóc lớn, bố mẹ lo lắng nhanh chóng đưa đi khám.
Trước đó khoảng 1 tháng, Tiểu Khiết thường cảm thấy đau nhức ở cổ và vai. Những lúc như vậy, bé sẽ thực hiện một số động tác thể dục và cảm thấy thoải mái hơn. Cũng vì vậy, gia đình không đưa trẻ đi khám. Không ngờ triệu chứng ngày càng nghiêm trọng, Tiểu Khiết cảm thấy chóng mặt, đau đốt sống cổ, đau đớn triền miên cả khi thức lẫn khi ngủ.
Tại Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung Quốc, Tiểu Khiết được chỉ định chụp X-quang DR. Cầm phim chụp DR, bác sĩ Vương Giang Chi sắc mặt nghiêm trọng, chẩn đoán bệnh nhân bị thoái hóa đốt sống cổ, trật khớp mặt và cong cột sống cổ. Dù mới 10 tuổi nhưng cột sống cổ bé giống như người 30, mức độ lão hóa thậm chí nghiêm trọng hơn nhiều người trưởng thành.
Be 10 tuoi thoai hoa cot song co vi nguyen nhan khong ngo
 Sau kì nghỉ hè, bệnh viện tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ thoái hóa đốt sống cổ vì thói quen dùng điện thoại. (Ảnh: SH)
Được biết, thoái hóa đốt sống cổ ở trẻ mức độ nghiêm trọng hiếm gặp. Phần lớn bệnh nhân là nhân viên văn phòng, người làm việc với máy tính thời gian dài. Điều đáng buồn, tình trạng của Tiểu Khiết không thể hồi phục. Điều trị chỉ giúp cải thiện một phần.
Tìm hiểu nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ, bác sĩ Vương hỏi người nhà về thói quen sinh hoạt của bệnh nhân.
Hóa ra, bố mẹ Tiểu Khiết công việc bộn bề. Để tiện làm, họ nhờ người lớn ở quê chăm sóc cháu suốt kì nghỉ hè. Ông bà nuông chiều, thường để Tiểu Khiết sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, ipad.
Xương, dây chằng và cơ cổ của trẻ yếu hơn so với người lớn. Cúi đầu sử dụng thiết bị điện tử thời gian dài sẽ tổn thương cột sống cổ, tốc độ thoái hóa nhanh hơn. Thực tế, trường hợp bệnh của Tiểu Khiết ngày càng phổ biến. Sau kì nghỉ hè, bệnh viện tiếp nhận 16 trường hợp trẻ thoái hóa cột sống cổ. Trong số đó, bệnh nhân nhỏ nhất mới 3 tuổi.
Quản lý thời gian trẻ sử dụng thiết bị điện tử rất quan trọng. Sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều khiến trẻ ảnh hưởng cả thể chất lẫn trí tuệ. Để trẻ sử dụng điện thoại, ipad hiệu quả, bố mẹ nên lưu ý những vấn đề sau:
Cha mẹ làm gương tốt cho con. Trẻ thường quan sát, bắt chước hành động của bố mẹ. Vì vậy, phụ huynh cần nghiêm khắc với bản thân, kiểm soát thời gian dùng điện thoại – đặc biệt khi ở cùng con, tập trung tương tác cùng con. Khi yêu cầu trẻ không chơi điện thoại, bố mẹ cũng nên cất thiết bị, làm gương cho trẻ.
Giúp trẻ sử dụng điện thoại đúng cách. Bên cạnh việc kiểm soát thời gian con sử dụng điện thoại, bố mẹ nên hướng dẫn trẻ sử dụng điện thoại hiệu quả. Thay vì để trẻ xem video nội dung lan man, bạn nên hướng dẫn trẻ sử dụng chúng như một công cụ học tập.
Tùy vào nhu cầu và sở thích, bạn có thể tải những phần mềm học tập cho trẻ. Hướng dẫn trẻ học chúng có mục tiêu chọn lọc. Trải nghiệm học tập vui vẻ vừa giúp trẻ nạp thêm kiến thức, vừa nhận ra điện thoại không nên là một món đồ chơi. Nó là kho tàng kiến thức vô tận.
Quy định chặt chẽ thời gian học tập, nghỉ ngơi. Bố mẹ nên lên thời gian biểu mỗi ngày; quy định thời gian học tập, nghỉ ngơi và giải trí, yêu cầu trẻ nghiêm túc thực hiện. Nếu gặp khó khăn trong quá trình thực hiện, phụ huynh có thể áp dụng các biện pháp khuyến khích.
Giúp trẻ phát triển sở thích. Cha mẹ nên tận dụng những ngày nghỉ để nuôi dưỡng sở thích cho con. Một khi trẻ được làm điều mình thích, chúng sẽ có niềm vui khác ngoài điện thoại. Theo đuổi sở thích cũng giúp trẻ có cơ hội tham gia nhiều hoạt động nhóm, giao lưu bạn bè cùng chí hướng.
>>> Mời độc giả xem thêm video: Tập thể thao không đúng cách dễ gây thoái hóa xương khớp

Nguồn video: Vinmec

Định Tâm (Theo SH)

>> xem thêm

Bình luận(0)