|
Ảnh minh họa: Internet. |
Nguy cơ và dấu hiệu mắc bệnh thoái hóa cột sống
Bệnh thoái hóa cột sống chủ yếu do ngoại cảnh và môi trường tác động. Chế độ ăn uống không hợp lý, không đầy đủ, thiếu chất; làm việc quá sức, lao động nặng quá sớm, mang vác nặng từ nhỏ, khi mà khung xương còn đang trong giai đoạn phát triển, chưa định hình, hoàn thiện; hay phương pháp tập luyện thể dục thể thao không hợp lý… chính là những nguyên nhân làm khiến bệnh có xu hướng phát triển sớm. Ngồi học, ngồi làm việc trong thời gian lâu cùng những động tác uốn, cong sai quy cách hay thậm chí việc thiếu ngủ cũng là các nguyên nhân gây thoái hóa cột sống.
Thoái hóa cột sống bao gồm thoái hóa cột sống thắt lưng và thoái hóa cổ. Nếu bị ở thắt lưng, người bệnh thường đau phần dưới của lưng âm ỉ, có thể đau đột ngột sau khi mang vác nặng, sau khi vận động nhiều, sau khi thay đổi tư thế hoặc thay đổi thời tiết. Đau liên tục hoặc từng đợt, hay tái phát, có khi đau phối hợp với đau thần kinh tọa. Cột sống thắt lưng có thể biến dạng, vẹo làm hạn chế vận động. Nếu được nằm nghỉ, người bệnh thường giảm đau.
Nguy cơ và dấu hiệu mắc bệnh thoái hóa cột sống
Bệnh thoái hóa cột sống chủ yếu do ngoại cảnh và môi trường tác động. Chế độ ăn uống không hợp lý, không đầy đủ, thiếu chất; làm việc quá sức, lao động nặng quá sớm, mang vác nặng từ nhỏ, khi mà khung xương còn đang trong giai đoạn phát triển, chưa định hình, hoàn thiện; hay phương pháp tập luyện thể dục thể thao không hợp lý… chính là những nguyên nhân làm khiến bệnh có xu hướng phát triển sớm. Ngồi học, ngồi làm việc trong thời gian lâu cùng những động tác uốn, cong sai quy cách hay thậm chí việc thiếu ngủ cũng là các nguyên nhân gây thoái hóa cột sống.
Thoái hóa cột sống bao gồm thoái hóa cột sống thắt lưng và thoái hóa cổ. Nếu bị ở thắt lưng, người bệnh thường đau phần dưới của lưng âm ỉ, có thể đau đột ngột sau khi mang vác nặng, sau khi vận động nhiều, sau khi thay đổi tư thế hoặc thay đổi thời tiết. Đau liên tục hoặc từng đợt, hay tái phát, có khi đau phối hợp với đau thần kinh tọa. Cột sống thắt lưng có thể biến dạng, vẹo làm hạn chế vận động. Nếu được nằm nghỉ, người bệnh thường giảm đau.
|
Thoái hóa cột sống đang trở thành căn bệnh phổ biến với khá nhiều người trẻ mắc căn bệnh này. Có rất nhiều lý do khiến bạn bị thoái hóa cột sống như: thói quen sinh hoạt – vận động không hợp lý, chế độ ăn uống không đảm bảo dinh dưỡng, yếu tố di truyền… Ảnh minh họa: Internet. |
Nếu thoái hóa vùng cổ, bệnh nhân sẽ thấy nhức đầu vùng thái dương, trán, hai hố mắt vào buổi sáng; có khi tê tay do đám rối thần kinh cánh tay bị chèn ép; kèm theo chóng mặt, ù tai, nhức đầu, hoa mắt; cột sống cổ biến dạng, vẹo, hạn chế vận động, co cứng cạnh cổ. Đau vùng cổ gây cấp hoặc mãn, hạn chế vận động, đau tăng khi mệt mỏi, căng thẳng, lao động nặng hay khi thay đổi thời tiết.
Tình trạng thoái hóa cột sống thường bắt nguồn từ những nguyên nhân chủ quan (thói quen sinh hoạt, vận động). Do đó, đây là căn bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa. Bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau nhằm ngăn ngừa hoặc tránh cho bệnh diễn tiến xấu:
|
Ngồi học, ngồi làm việc trong thời gian lâu cùng những động tác uốn, cong sai quy cách hay thậm chí việc thiếu ngủ cũng là các nguyên nhân gây thoái hóa cột sống. Ảnh minh họa: Internet. |
Bệnh ở mức độ nhẹ: Người bệnh cần nghỉ ngơi, thư giãn, kết hợp liệu pháp xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu hay tập luyện nhẹ nhàng cho vùng cổ đúng phương pháp. Người bệnh nên sử dụng đai bảo vệ cổ một thời gian để hạn chế chuyển động xấu của vùng cổ và giữ tư thế sinh lý đầu cổ…
Bệnh thoái hóa cột sống cổ kèm chứng bệnh rễ thần kinh do lồi, thoát vị đĩa đệm: Ngoài việc dùng các liệu pháp phục hồi chức năng, người bệnh cần được kéo giãn đốt sống cổ và thư giãn, tránh các tư thế đầu cổ sai lệch hoặc tăng trọng tải lên vùng đầu cổ.
Thay đổi tư thế: Nếu tư thế ngồi làm việc sai lệch hoặc có thói quen ngồi xem truyền hình quá lâu, bạn nên có sự điều chỉnh cho phù hợp.
Không nên có động tác vặn bẻ cổ đột ngột khi thấy mỏi, bởi tất cả các động tác này sẽ làm tăng tình trạng thoái hóa đốt sống cổ.
Không khiêng, vác, đặc biệt là đội vật nặng trên đầu.
Thay đổi tư thế khi ngủ: Hãy thường xuyên thay đổi tư thế khi ngủ, tránh nằm chỉ 1 hoặc 2 tư thế sẽ rất dễ bị vẹo cổ. Không nằm sấp, tư thế này sẽ khiến cổ bị gập xuống rất dễ gây nên chứng thoái hóa cột sống cổ.
Cần có chế độ luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng kết hợp với massage vùng đầu cổ.
Nếu là nhân viên văn phòng, thường xuyên làm việc với máy vi tính, bạn nên lưu ý những điều sau để tránh nguy cơ cao bị thoái hóa cột sống cổ:
Nên ngồi sao cho khoảng cách từ mắt bạn đến màn hình máy tính là khoảng 50 – 66cm và đặt màn hình dưới tầm mắt khoảng 10 – 20°. Bạn không nên để màn hình ở vị trí quá cao hoặc quá thấp hơn so với tầm mắt. Sắp xếp hợp lý nguồn ánh sáng, chọn những đồ nội thất không phản chiếu ánh sáng, giảm ánh sáng và sự chiếu sáng của màn hình máy tính.
Các chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng máy tính có màn hình lớn, tối thiểu là từ 17 inch trở lên và chỉnh zoom cho phù hợp. Điều này không chỉ giúp đôi mắt không phải điều tiết quá nhiều mà còn giúp bạn không phải khom lưng, cúi xuống để có thể nhìn rõ nên tránh các cơ cổ không bị căng, mỏi.
Hãy để màn hình thẳng ngay trước mặt, không để lệch sang một bên. Khi ngồi làm việc, bạn nên chỉnh ghế ngồi sao cho khi ngồi làm việc 2 cẳng tay của bạn song song với nền nhà. Bạn cũng nên nhớ luôn giữ thẳng lưng và 2 vai giữ ngang bằng. Ngoài ra, nếu bạn sử dụng đồ kẹp hồ sơ khi đánh máy thì kẹp này nên để càng sát màn hình càng tốt.
Massage cổ cũng là một trong những cách giảm đau mỏi cho vùng cổ rất hữu hiệu. Ngoài ra, bạn cũng nên tạo lập những thói quen bảo vệ sức khỏe ngay từ bây giờ. Bạn không nên ngồi quá lâu, thường xuyên xoay/cúi gập cổ kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, tập luyện thể dục thường xuyên để tránh và hạn chế bị thoái hóa đốt sống cổ.