Ô mai, mứt là đồ mà rất nhiều gia đình còn thừa sau Tết. Thực tế, mứt, ô mai là thực phẩm rất dễ bảo quản vì trong mứt, ô mai, tỷ lệ đường (hoặc muối với các loại ô mai mặn) cao sẽ đảm bảo vi khuẩn không thể phát triển được.Vì vậy, với ô mai, mứt khi bảo quản chỉ cần tuân thủ quy tắc tránh để nước hoặc hơi nước rơi vào khiến cho đường bị tan ra tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập.Nhiều người có cách bảo quản thực phẩm sai lầm là cho vào túi nilon, để tủ lạnh. Thực tế cách này không phù hợp vì thực phẩm để trong túi nilon, trong tủ lạnh vẫn có hơi nước.Chỉ cần hơi nước đọng thành giọt, dính vào thực phẩm, đường gặp nước sẽ nhanh chóng tan chảy tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công khiến cho mứt, ô mai bị mốc. Khi đã mốc một chỗ thì sẽ loang sang chỗ khác rất nhanh.Cách tốt nhất nên đựng ô mai, mứt trong lọ/hộp kín, ăn đến đâu lấy đến đó rồi lại đậy chặt lại. Bảo quản không nên để chỗ có ánh nắng, không để gần nơi có nguồn nhiệt, không để dưới đất, không để trong tủ lạnh, nên để trên bàn hoặc kệ là nơi thoáng mát.Gạo, lạc, đỗ (đỗ xanh, đỗ tương…) là những loại ngũ cốc thực phẩm thừa sau Tết khá nhiều. Tuy nhiên, các loại ngũ cốc này rất dễ bị giảm chất lượng khi để lâu.Các loại sản phẩm này hút ẩm khá nhanh từ môi trường bên ngoài, nhất là với lạc, các loại đỗ vì chúng nằm trong nhóm nông sản chứa nhiều dầu, hàm lượng chất béo cao nên rất dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường.Vì vậy, nếu ăn Tết không hết, cách tốt nhất để bảo quản thực phẩm này là phải đảm bảo kín, cách ly không cho tiếp xúc với không khí môi trường. Với gạo, cách bảo quản thực phẩm này tốt nhất là cho gạo vào thùng có nắp đậy, để nơi khô ráo, thoáng mát…Với các loại hạt như lạc, đỗ, nên bảo quản trong các hộp, lọ kín là tốt nhất, nếu để trong túi nilon thì phải bọc vài lần túi để đảm bảo không khí không thể lọt vào bên trong. Ngoài ra, cần để nơi khô, ráo, thoáng mát.Sau Tết, hành tỏi không bảo quản đúng cách rất dễ bị mọc mầm. Vì thế, nếu thấy hành tỏi còn tươi thì cần phải mang phơi để làm khô.Sau khi phơi xong phải bảo quản khô, bằng cách cho vào lọ/hũ đóng kín, ăn đến đâu lấy đến đấy.Ngoài ra, trong trường hợp hành tỏi bị mọc mầm, bạn cũng không nên vứt bỏ rất lãng phí, bạn có thể trồng hành, tỏi đã mọc mầm tại nhà trong chai nhựa, hộp xốp vừa có nguồn gia vị tươi ngon, vừa làm đẹp cho nhà, bếp.
Ô mai, mứt là đồ mà rất nhiều gia đình còn thừa sau Tết. Thực tế, mứt, ô mai là thực phẩm rất dễ bảo quản vì trong mứt, ô mai, tỷ lệ đường (hoặc muối với các loại ô mai mặn) cao sẽ đảm bảo vi khuẩn không thể phát triển được.
Vì vậy, với ô mai, mứt khi bảo quản chỉ cần tuân thủ quy tắc tránh để nước hoặc hơi nước rơi vào khiến cho đường bị tan ra tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập.
Nhiều người có cách bảo quản thực phẩm sai lầm là cho vào túi nilon, để tủ lạnh. Thực tế cách này không phù hợp vì thực phẩm để trong túi nilon, trong tủ lạnh vẫn có hơi nước.
Chỉ cần hơi nước đọng thành giọt, dính vào thực phẩm, đường gặp nước sẽ nhanh chóng tan chảy tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công khiến cho mứt, ô mai bị mốc. Khi đã mốc một chỗ thì sẽ loang sang chỗ khác rất nhanh.
Cách tốt nhất nên đựng ô mai, mứt trong lọ/hộp kín, ăn đến đâu lấy đến đó rồi lại đậy chặt lại. Bảo quản không nên để chỗ có ánh nắng, không để gần nơi có nguồn nhiệt, không để dưới đất, không để trong tủ lạnh, nên để trên bàn hoặc kệ là nơi thoáng mát.
Gạo, lạc, đỗ (đỗ xanh, đỗ tương…) là những loại ngũ cốc thực phẩm thừa sau Tết khá nhiều. Tuy nhiên, các loại ngũ cốc này rất dễ bị giảm chất lượng khi để lâu.
Các loại sản phẩm này hút ẩm khá nhanh từ môi trường bên ngoài, nhất là với lạc, các loại đỗ vì chúng nằm trong nhóm nông sản chứa nhiều dầu, hàm lượng chất béo cao nên rất dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường.
Vì vậy, nếu ăn Tết không hết, cách tốt nhất để bảo quản thực phẩm này là phải đảm bảo kín, cách ly không cho tiếp xúc với không khí môi trường. Với gạo, cách bảo quản thực phẩm này tốt nhất là cho gạo vào thùng có nắp đậy, để nơi khô ráo, thoáng mát…
Với các loại hạt như lạc, đỗ, nên bảo quản trong các hộp, lọ kín là tốt nhất, nếu để trong túi nilon thì phải bọc vài lần túi để đảm bảo không khí không thể lọt vào bên trong. Ngoài ra, cần để nơi khô, ráo, thoáng mát.
Sau Tết, hành tỏi không bảo quản đúng cách rất dễ bị mọc mầm. Vì thế, nếu thấy hành tỏi còn tươi thì cần phải mang phơi để làm khô.
Sau khi phơi xong phải bảo quản khô, bằng cách cho vào lọ/hũ đóng kín, ăn đến đâu lấy đến đấy.
Ngoài ra, trong trường hợp hành tỏi bị mọc mầm, bạn cũng không nên vứt bỏ rất lãng phí, bạn có thể trồng hành, tỏi đã mọc mầm tại nhà trong chai nhựa, hộp xốp vừa có nguồn gia vị tươi ngon, vừa làm đẹp cho nhà, bếp.