Trẻ thích được cha mẹ đọc sách hoặc đọc truyện cho nghe. Vì lý do này, nhiều phụ huynh đã không tiếc tiền mua hàng núi sách về để đọc cho con nghe. Nhưng đây có phải một phương pháp đúng?Trẻ tròn 1 tuổi đã có đủ khả năng học mọi âm thanh cần thiết để phát triển ngôn ngữ mẹ đẻ. Việc đọc truyện cho trẻ nghe mang lại rất nhiều lợi ích cho trẻ: dạy trẻ giao tiếp, cho trẻ làm quen với những khái niệm như màu sắc, mặt chữ, hình dạng; xây dựng kỹ năng nghe, ghi nhớ và vốn từ vựng cho trẻ; mang đến cho trẻ những thông tin về thế giới xung quanh. Tuy nhiên, với suy nghĩ càng được nghe cha mẹ kể chuyện nhiều thì trẻ càng nhanh biết nói, nhiều bậc phụ huynh đã đọc hết quyển này sang quyển khác. Nhưng đây chưa hẳn là một cách thức đúng đắn và hiệu quả nhất. Thay vì đọc cho trẻ hàng chục cuốn sách, cha mẹ chỉ nên lựa chọn và tập trung vào một vài quyển sách hay và đọc đi đọc lại nhiều lần. Bằng cách này, trẻ sẽ nắm được cốt truyện, tự tưởng tượng và trải nghiệm với cuốn sách. Cụ thể, thay vì đọc hết trang này sang trang khác như một cái máy, cha mẹ hãy dừng lại ở mỗi trang 10 đến 15 phút để tương tác với trẻ, hỏi trẻ xem trẻ thấy gì, thích gì và cùng trải nghiệm với trẻ qua từng trang sách. Các nhà giáo dục gọi hình thức tương tác này giữa cha mẹ với trẻ trong khi đọc sách là “đọc đàm thoại”. Hiểu một cách đơn giản là cha mẹ đóng vai người đặt câu hỏi và trẻ đóng vai người kể chuyện, cha mẹ chỉ cần đồng tình và khuyến khích trẻ. Việc này tạo cho trẻ khả năng phát triển ngôn ngữ và hứng thú với đọc sách hơn. Cha mẹ cần lưu ý chỉ giảm số lượng sách chứ không nên giảm thời gian đọc sách cho trẻ vì ngoài việc xây dựng khả năng ngôn ngữ, khi trẻ được cha mẹ đọc sách cho nghe, trẻ được nghe giọng nói và tiếp xúc gần gũi với cha mẹ.
Trẻ thích được cha mẹ đọc sách hoặc đọc truyện cho nghe. Vì lý do này, nhiều phụ huynh đã không tiếc tiền mua hàng núi sách về để đọc cho con nghe. Nhưng đây có phải một phương pháp đúng?
Trẻ tròn 1 tuổi đã có đủ khả năng học mọi âm thanh cần thiết để phát triển ngôn ngữ mẹ đẻ. Việc đọc truyện cho trẻ nghe mang lại rất nhiều lợi ích cho trẻ: dạy trẻ giao tiếp, cho trẻ làm quen với những khái niệm như màu sắc, mặt chữ, hình dạng; xây dựng kỹ năng nghe, ghi nhớ và vốn từ vựng cho trẻ; mang đến cho trẻ những thông tin về thế giới xung quanh.
Tuy nhiên, với suy nghĩ càng được nghe cha mẹ kể chuyện nhiều thì trẻ càng nhanh biết nói, nhiều bậc phụ huynh đã đọc hết quyển này sang quyển khác. Nhưng đây chưa hẳn là một cách thức đúng đắn và hiệu quả nhất.
Thay vì đọc cho trẻ hàng chục cuốn sách, cha mẹ chỉ nên lựa chọn và tập trung vào một vài quyển sách hay và đọc đi đọc lại nhiều lần. Bằng cách này, trẻ sẽ nắm được cốt truyện, tự tưởng tượng và trải nghiệm với cuốn sách.
Cụ thể, thay vì đọc hết trang này sang trang khác như một cái máy, cha mẹ hãy dừng lại ở mỗi trang 10 đến 15 phút để tương tác với trẻ, hỏi trẻ xem trẻ thấy gì, thích gì và cùng trải nghiệm với trẻ qua từng trang sách.
Các nhà giáo dục gọi hình thức tương tác này giữa cha mẹ với trẻ trong khi đọc sách là “đọc đàm thoại”. Hiểu một cách đơn giản là cha mẹ đóng vai người đặt câu hỏi và trẻ đóng vai người kể chuyện, cha mẹ chỉ cần đồng tình và khuyến khích trẻ. Việc này tạo cho trẻ khả năng phát triển ngôn ngữ và hứng thú với đọc sách hơn.
Cha mẹ cần lưu ý chỉ giảm số lượng sách chứ không nên giảm thời gian đọc sách cho trẻ vì ngoài việc xây dựng khả năng ngôn ngữ, khi trẻ được cha mẹ đọc sách cho nghe, trẻ được nghe giọng nói và tiếp xúc gần gũi với cha mẹ.