Bác sĩ tử vong khi đang trực, cảnh báo căn bệnh chết người quá bất ngờ

Google News

Mới đây tại tỉnh Đồng Tháp, một bác sĩ 47 tuổi đã tử vong thương tâm khi đang trực tại Khoa Gây mê - Hồi sức, BV Quốc Tế Thái Hòa (TP Cao Lãnh).

Thời điểm xảy ra sự việc, các nhân viên trực BV gọi điện thoại nhiều lần nhưng không thấy bác sĩ Tr. nghe máy. Nghi ngờ chuyện chẳng lành, các đồng nghiệp mở cửa phòng trực thì bất ngờ phát hiện bác sĩ Tr. đang có biểu hiện co giật. Lập tức một kip cấp cứu được cử đến ngay.
Bac si tu vong khi dang truc, canh bao can benh chet nguoi qua bat ngo
 Một bác sĩ tử vong khi đang trực, nghi do đột quỵ. Ảnh minh họa
Sau khi sơ cứu, bệnh nhân được chuyển đến BV Nhân dân 115 (TP.HCM) nhưng tử vong trên đường chuyển viện.
Nguyên nhân chính xác cái chết của bác sĩ Tr. đang được điều tra làm rõ. Tuy nhiên dựa vào các triệu chứng của vị bác sĩ, khả năng đột quỵ được nghĩ đến nhiều.
Bệnh đột quỵ hay còn được gọi là tai biến mạch máu não, xảy ra khi một phần não bộ bị tổn thương do tắc nghẽn mạch máu đi nuôi não gây đột quỵ nhồi máu não hoặc vỡ mạch máu não gây đột quỵ xuất huyết não .
Lúc này, não bộ không được cung cấp oxy đủ để có thể hoạt động được nên một vùng não nào đó sẽ ngưng hoạt động và không thể điều khiển các cơ quan khác hoạt động.
Chỉ sau vài giây mạch máu bị tắc nghẽn não không được tưới máu, các tế bào thần kinh sẽ bắt đầu tê liệt. Mỗi phút trôi qua, khoảng 2 triệu tế bào sẽ chết, càng trễ hơn sau 3 giờ tính mạng bệnh nhân bị đe dọa càng cao, nếu không được cứu chữa khẩn cấp và đúng cách sinh mạng bệnh nhân sẽ như ngàn cân treo trên sợi tóc.
Theo các chuyên gia, tại Việt Nam đột quỵ là nguyên nhân đứng thứ 4 gây ra tử vong, chiếm 10-12% tỉ lệ tử vong. 3,65% tỉ lệ bệnh nhân phổ biến là người trên 50 tuổi. Trong đời sống, cứ 6 người thì có 1 người bị đột quỵ.
Các dấu hiệu điển hình của đột quỵ
Méo miệng: Cơ thể mệt mỏi, đột nhiên cảm thấy không còn sức lực, tê cứng mặt hoặc một nửa mặt, nụ cười bị méo mó.
Yếu liệt tay chân: Cử động khó hoặc không thể cử động chân tay, tê liệt một bên cơ thể, không thể nâng hai cánh tay qua đầu cùng một lúc.
Ngôn ngữ bất thường: Khó phát âm, nói không rõ chữ, bị dính chữ, nói ngọng bất thường.
Làm thế nào để phòng tránh đột quỵ?
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Nguyên nhân gây bệnh đột quỵ đến từ các bệnh lý tim mạch, đái tháo đường, mỡ máu... Chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng quyết định hình thành các bệnh lý này. Ăn uống với chế độ dinh dưỡng hợp lý là cách phòng tránh đột quỵ hiệu quả.
Ăn nhiều các loại rau củ quả, các loại đậu, ngũ cốc
Ăn nhiều thịt trắng, hải sản, trứng để bổ sung protein cho cơ thể, hạn chế ăn các loại thịt đỏ. Hạn chế các loại thực phẩm giàu chất béo, đồ chiên xào, thức ăn nhanh. Hạn chế các loại đồ ngọt, thực phẩm chứa nhiều đường. Uống nhiều nước lọc, nước trái cây, sữa đậu nành...
Tập thể dục hàng ngày
Tập thể dục giúp tăng cường tuần hoàn máu trong cơ thể, nâng cao sức khỏe, giúp tim khỏe mạnh. Tập thể dục 30 phút mỗi ngày, ít nhất 4 lần mỗi tuần sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, dẫn đến đột quỵ.
Giữ ấm cơ thể
Nhiễm lạnh có thể gây tăng huyết áp, tăng áp lực khiến mạch máu bị vỡ. Cần giữ ấm cơ thể, giữ gìn sức khỏe, đặc biệt là với người lớn tuổi trong thời điểm giao mùa.
Không hút thuốc lá
Hút là là một trong những nguy cơ làm tăng khả năng bị đột quỵ. Thuốc lá còn gây hại cho sức khỏe của bản thân và những người xung quanh. Nếu bỏ thuốc lá trong vòng từ 2 - 5 năm, nguy cơ bị đột quỵ sẽ ngang bằng với người chưa bao giờ hút thuốc.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Kiểm tra sức khỏe định kỳ sớm phát hiện các yếu tố gây đột quỵ và chủ động can thiệp sẽ giúp phòng tránh đột quỵ hiệu quả.
Những người mắc các bệnh lý đái tháo đường, tim mạch, mỡ máu càng cần đi khám sức khỏe định kỳ để kiểm soát tình trạng bệnh, không để các chỉ số vượt quá mức nguy hiểm gây ra đột quỵ.
Theo Hạo Nhiên/ Đời sống Plus/GĐVN

>> xem thêm

Bình luận(0)