Khi phát hiện các dấu hiệu cảnh báo cơn đột quỵ, cần chuyển ngay tới các cơ sở y tế gần nhất sẽ giúp giảm tỷ lệ tử vong và tàn phế.Nhìn mờ: Đột quỵ gây nên tình trạng nhìn mờ ở cả 2 mắt hoặc mất thị lực 1 bên mắt. Người bệnh cần chú ý nếu thấy mắt nhìn mờ thì nên nói ngay với người thân để được đưa đến cơ sở y tế kịp thời.Khó nói hoặc nói nhịu: Người bị đột quỵ sẽ cảm thấy khó khăn trong giao tiếp, phát âm hoặc không nói được, khả năng nhận biết lời nói của người khác cũng chậm hơn.Tay chân yếu: Nếu người thân có những biểu hiện yếu hoặc liệt chi, bạn có thể kiểm tra bằng cách giang rộng 2 tay họ trong 10 giây. Nếu 1 cánh tay buông thõng xuống thì chứng tỏ người đó đã bị yếu cơ và đây chính là dấu hiệu của cơn đột quỵ.Chóng mặt hoặc mất thăng bằng: Đây có thể là dấu hiệu của cơn đột quỵ nhưng nó rất dễ nhầm lẫn với dấu hiệu của các căn bệnh khác.Đau cổ hoặc vai: Nếu bạn đột ngột thấy đau ở 1 bên cánh tay, 1 bên chân, 1 bên mặt hay 1 bên ngực thì đó chính là dấu hiệu cảnh báo cơn đột quỵ. Dấu hiệu này hay xuất hiện ở phụ nữ hơn là nam giới.Cơn đau đầu dữ dội và đột ngột có thể là triệu chứng nặng nhất và rất phổ biến ở những người bị đột quỵ.Tái mặt, ủ rũ: Người bị đột quỵ thường có khuôn mặt trông mệt mỏi, ủ rũ, da nhợt nhạt. Các nhân viên y tế thường dựa trên dấu hiệu này để xác định xem bệnh nhân có bị đột quỵ không bằng cách yêu cầu họ mỉm cười. Nếu thấy da chùng xuống, mặt yếu dần thì có thể họ đang trong cơn đột quỵ.Ngoài việc nhận biết phát hiện sớm các dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh đột quỵ, bạn cần chủ động phòng ngừa bằng cách lựa chọn lối sống khoa học, ăn uống lành mạnh, sinh hoạt điều độ và kiểm tra sức khỏe định kỳ. Ảnh: BS.Video "Vì sao người trẻ, khỏe cũng bị đột quỵ?". Nguồn: VTC.
Khi phát hiện các dấu hiệu cảnh báo cơn đột quỵ, cần chuyển ngay tới các cơ sở y tế gần nhất sẽ giúp giảm tỷ lệ tử vong và tàn phế.
Nhìn mờ: Đột quỵ gây nên tình trạng nhìn mờ ở cả 2 mắt hoặc mất thị lực 1 bên mắt. Người bệnh cần chú ý nếu thấy mắt nhìn mờ thì nên nói ngay với người thân để được đưa đến cơ sở y tế kịp thời.
Khó nói hoặc nói nhịu: Người bị đột quỵ sẽ cảm thấy khó khăn trong giao tiếp, phát âm hoặc không nói được, khả năng nhận biết lời nói của người khác cũng chậm hơn.
Tay chân yếu: Nếu người thân có những biểu hiện yếu hoặc liệt chi, bạn có thể kiểm tra bằng cách giang rộng 2 tay họ trong 10 giây. Nếu 1 cánh tay buông thõng xuống thì chứng tỏ người đó đã bị yếu cơ và đây chính là dấu hiệu của cơn đột quỵ.
Chóng mặt hoặc mất thăng bằng: Đây có thể là dấu hiệu của cơn đột quỵ nhưng nó rất dễ nhầm lẫn với dấu hiệu của các căn bệnh khác.
Đau cổ hoặc vai: Nếu bạn đột ngột thấy đau ở 1 bên cánh tay, 1 bên chân, 1 bên mặt hay 1 bên ngực thì đó chính là dấu hiệu cảnh báo cơn đột quỵ. Dấu hiệu này hay xuất hiện ở phụ nữ hơn là nam giới.
Cơn đau đầu dữ dội và đột ngột có thể là triệu chứng nặng nhất và rất phổ biến ở những người bị đột quỵ.
Tái mặt, ủ rũ: Người bị đột quỵ thường có khuôn mặt trông mệt mỏi, ủ rũ, da nhợt nhạt. Các nhân viên y tế thường dựa trên dấu hiệu này để xác định xem bệnh nhân có bị đột quỵ không bằng cách yêu cầu họ mỉm cười. Nếu thấy da chùng xuống, mặt yếu dần thì có thể họ đang trong cơn đột quỵ.
Ngoài việc nhận biết phát hiện sớm các dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh đột quỵ, bạn cần chủ động phòng ngừa bằng cách lựa chọn lối sống khoa học, ăn uống lành mạnh, sinh hoạt điều độ và kiểm tra sức khỏe định kỳ. Ảnh: BS.
Video "Vì sao người trẻ, khỏe cũng bị đột quỵ?". Nguồn: VTC.