Mới đây, bác sĩ Giang Khôn Tuấn - bác sĩ phẫu thuật nổi tiếng người Trung Quốc đã chia sẻ về những tác hại của việc ngoáy tai, trong đó có một thông tin khiến nhiều người hốt hoảng, đó là ngoáy tai cũng có thể gây ung thư. (Ảnh minh họa)Theo bác sĩ Giang Khôn Tuấn, ống tai được chia thành ống tai ngoài, ống tai giữa và ống tai trong. Ống tai ngoài tiết ra dầu và ráy tai là hỗn hợp của dầu, lớp sừng và da chết.Ráy tai thực sự rất quan trọng, nó có dầu để giữ ẩm cho ống tai ngoài và nó cũng chứa các enzym để ức chế sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc. Có thể gọi ráy tai là "thủ môn của sức khỏe đôi tai".Nhiều người thích ngoáy tai bằng tăm bông nhưng thực tế, điều này cực kỳ nguy hiểm. Việc liên tục dùng bông ngoáy tai sẽ đẩy ráy tai vào sâu hơn, gây tắc nghẽn và tổn thương thính giác. Thậm chí, nếu bạn chọc mạnh hơn, bạn cũng có thể làm tổn thương màng nhĩ, cực kỳ không nên.Đối với một người thích ngoáy tai bằng ngón tay út, bác sĩ Giang Khôn Tuấn nhấn mạnh, móng tay không được vệ sinh sạch sẽ, có thể làm xước ống tai và gây nhiễm trùng, dẫn đến di chứng nghiêm trọng.Theo bác sĩ Giang Khôn Tuấn, anh đã từng tiếp nhận một trường hợp, nữ bệnh nhân rất thích dùng tăm bông, công cụ nhỏ để ngoáy tai. Thi thoảng, cô còn chọc sâu vào bên trong ống tai và gây nhiễm trùng.Thế nhưng, người khác khuyên thế nào cũng không chịu nghe. Một lần nọ, sau khi ngoáy tai, nữ bệnh nhân cảm thấy đau tai và chảy máu. Đến bệnh viện khám, nữ bệnh nhân sốc nặng khi nhận được kết quả là viêm ống thính giác và ung thư ống tai ngoài, lý do là bởi tế bào bị tổn thương tái đi tái lại, chuyển thành tăng sinh không kiểm soát.Qua trường hợp của nữ bệnh nhân này, bác sĩ Giang Khôn Tuấn khuyên mọi người không nên tự ngoáy tai thường xuyên, không được ngoáy tai quá sâu.Nếu ráy tai quá nhiều, ảnh hưởng đến thính giác, bạn phải nhờ đến sự hỗ trợ của bác sĩ tai mũi họng. Các bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị chuyên nghiệp để đảm bảo ống tai không bị tổn thương.Nếu tai bị nước vào, bạn có thể nghiêng đầu sang một bên, để nước chảy ra tự nhiên rồi sấy khô bằng máy sấy tóc. Mời quý độc giả xem thêm video: Liệu pháp miễn dịch tự thân: Hy vọng mới trong điều trị ung thư. Nguồn video: VTV1
Mới đây, bác sĩ Giang Khôn Tuấn - bác sĩ phẫu thuật nổi tiếng người Trung Quốc đã chia sẻ về những tác hại của việc ngoáy tai, trong đó có một thông tin khiến nhiều người hốt hoảng, đó là ngoáy tai cũng có thể gây ung thư. (Ảnh minh họa)
Theo bác sĩ Giang Khôn Tuấn, ống tai được chia thành ống tai ngoài, ống tai giữa và ống tai trong. Ống tai ngoài tiết ra dầu và ráy tai là hỗn hợp của dầu, lớp sừng và da chết.
Ráy tai thực sự rất quan trọng, nó có dầu để giữ ẩm cho ống tai ngoài và nó cũng chứa các enzym để ức chế sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc. Có thể gọi ráy tai là "thủ môn của sức khỏe đôi tai".
Nhiều người thích ngoáy tai bằng tăm bông nhưng thực tế, điều này cực kỳ nguy hiểm. Việc liên tục dùng bông ngoáy tai sẽ đẩy ráy tai vào sâu hơn, gây tắc nghẽn và tổn thương thính giác. Thậm chí, nếu bạn chọc mạnh hơn, bạn cũng có thể làm tổn thương màng nhĩ, cực kỳ không nên.
Đối với một người thích ngoáy tai bằng ngón tay út, bác sĩ Giang Khôn Tuấn nhấn mạnh, móng tay không được vệ sinh sạch sẽ, có thể làm xước ống tai và gây nhiễm trùng, dẫn đến di chứng nghiêm trọng.
Theo bác sĩ Giang Khôn Tuấn, anh đã từng tiếp nhận một trường hợp, nữ bệnh nhân rất thích dùng tăm bông, công cụ nhỏ để ngoáy tai. Thi thoảng, cô còn chọc sâu vào bên trong ống tai và gây nhiễm trùng.
Thế nhưng, người khác khuyên thế nào cũng không chịu nghe. Một lần nọ, sau khi ngoáy tai, nữ bệnh nhân cảm thấy đau tai và chảy máu. Đến bệnh viện khám, nữ bệnh nhân sốc nặng khi nhận được kết quả là viêm ống thính giác và ung thư ống tai ngoài, lý do là bởi tế bào bị tổn thương tái đi tái lại, chuyển thành tăng sinh không kiểm soát.
Qua trường hợp của nữ bệnh nhân này, bác sĩ Giang Khôn Tuấn khuyên mọi người không nên tự ngoáy tai thường xuyên, không được ngoáy tai quá sâu.
Nếu ráy tai quá nhiều, ảnh hưởng đến thính giác, bạn phải nhờ đến sự hỗ trợ của bác sĩ tai mũi họng. Các bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị chuyên nghiệp để đảm bảo ống tai không bị tổn thương.
Nếu tai bị nước vào, bạn có thể nghiêng đầu sang một bên, để nước chảy ra tự nhiên rồi sấy khô bằng máy sấy tóc.