Thời tiết mùa đông: Thay đổi thời tiết có thể gây trầm cảm, đặc biệt đối với những người sống ở vùng cực. Khi cơ thể cố thích nghi với sự giảm ánh nắng mặt trời, các quy trình thần kinh và cảm xúc có thể bị phá vỡ, dẫn đến trầm cảm.Hút thuốc: Hút thuốc có tác động tiêu cực đối với sức khỏe tinh thần, làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm và các bệnh tâm lý khác. Người nghiện thuốc lá cảm thấy lo âu và buồn bã khi thiếu thuốc, điều này có thể dẫn đến trầm cảm.Bệnh tuyến giáp: Khi tuyến giáp không sản sinh đủ hormone, bệnh suy tuyến giáp có thể gây bệnh trầm cảm và các bệnh về thần kinh khác.Thiếu ngủ: Những người thiếu ngủ có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao. Não bộ cần nghỉ ngơi để tái tạo năng lượng và chức năng thần kinh. Hãy cố gắng ngủ ít nhất 7 tiếng/ngày.Mạng xã hội: Dành quá nhiều thời gian trên mạng xã hội có liên quan đến bệnh trầm cảm, đặc biệt ở độ tuổi vị thành niên. Người nghiện mạng xã hội có thể mất nhận thức về thế giới thực; đồng thời tác động xấu đến sức khỏe tâm lí.Xem tivi quá nhiều: Nghiên cứu cho thấy, xem tivi quá nhiều có thể gây trầm cảm nặng. Sự kết thúc của một bộ phim hoặc chương trình TV có thể gây lo âu, trầm uất và các vấn đề cực đoan hơn ở người xem.Ô nhiễm tiếng ồn: Ô nhiễm tiếng ồn, đặc biệt từ ô tô và máy bay, có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh trầm cảm. Những người sống ở thành thị có nguy cơ mắc trầm cảm cao hơn 39% so với người sống ở nông thôn.Thiếu omega-3: Một chế độ ăn uống không đủ omega-3 có thể gây trầm cảm. Chất dinh dưỡng thiết yếu này có trong các loại cá như cá hồi, các loại quả hạch và dầu thực vật. Cách tốt nhất để bổ sung omega-3 là sử dụng viên bổ dầu cá.Các mối quan hệ gia đình: Tình trạng các mối quan hệ có tác động đáng kể đến sức khỏe tinh thần. Những mâu thuẫn nhỏ nếu không được giải quyết có thể tích tụ thành những vấn đề lâu dài. Cũng đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ giữa các mối quan hệ và bệnh trầm cảm.
Thời tiết mùa đông: Thay đổi thời tiết có thể gây trầm cảm, đặc biệt đối với những người sống ở vùng cực. Khi cơ thể cố thích nghi với sự giảm ánh nắng mặt trời, các quy trình thần kinh và cảm xúc có thể bị phá vỡ, dẫn đến trầm cảm.
Hút thuốc: Hút thuốc có tác động tiêu cực đối với sức khỏe tinh thần, làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm và các bệnh tâm lý khác. Người nghiện thuốc lá cảm thấy lo âu và buồn bã khi thiếu thuốc, điều này có thể dẫn đến trầm cảm.
Bệnh tuyến giáp: Khi tuyến giáp không sản sinh đủ hormone, bệnh suy tuyến giáp có thể gây bệnh trầm cảm và các bệnh về thần kinh khác.
Thiếu ngủ: Những người thiếu ngủ có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao. Não bộ cần nghỉ ngơi để tái tạo năng lượng và chức năng thần kinh. Hãy cố gắng ngủ ít nhất 7 tiếng/ngày.
Mạng xã hội: Dành quá nhiều thời gian trên mạng xã hội có liên quan đến bệnh trầm cảm, đặc biệt ở độ tuổi vị thành niên. Người nghiện mạng xã hội có thể mất nhận thức về thế giới thực; đồng thời tác động xấu đến sức khỏe tâm lí.
Xem tivi quá nhiều: Nghiên cứu cho thấy, xem tivi quá nhiều có thể gây trầm cảm nặng. Sự kết thúc của một bộ phim hoặc chương trình TV có thể gây lo âu, trầm uất và các vấn đề cực đoan hơn ở người xem.
Ô nhiễm tiếng ồn: Ô nhiễm tiếng ồn, đặc biệt từ ô tô và máy bay, có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh trầm cảm. Những người sống ở thành thị có nguy cơ mắc trầm cảm cao hơn 39% so với người sống ở nông thôn.
Thiếu omega-3: Một chế độ ăn uống không đủ omega-3 có thể gây trầm cảm. Chất dinh dưỡng thiết yếu này có trong các loại cá như cá hồi, các loại quả hạch và dầu thực vật. Cách tốt nhất để bổ sung omega-3 là sử dụng viên bổ dầu cá.
Các mối quan hệ gia đình: Tình trạng các mối quan hệ có tác động đáng kể đến sức khỏe tinh thần. Những mâu thuẫn nhỏ nếu không được giải quyết có thể tích tụ thành những vấn đề lâu dài. Cũng đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ giữa các mối quan hệ và bệnh trầm cảm.