8 nguyên nhân gây nứt nẻ môi và cách phòng tránh

Google News

Cơ thể mất nước, thiếu sắt, kẽm… sẽ làm cho đôi môi bị nứt nẻ, bong tróc. Môi nứt nẻ có thể là dấu hiệu của căn bệnh cần được chữa trị kịp thời.

8 nguyen nhan gay nut ne moi va cach phong tranh
1.Thiếu sắt, kẽm và các vitamin B: Sắt, kẽm và vitamin B là những chất dinh dưỡng quan trọng nhất mà cơ thể cần để vận hành mọi chức năng từ vi mô đến vĩ mô. Theo các chuyên gia, nếu thiếu vitamin B thì đôi môi sẽ sưng lên, nứt nẻ, bong tróc. Vì vậy, khi môi bạn bị khô nẻ, hãy ăn nhiều thức ăn giàu vitamin, đặc biệt là vitamin B như trứng.  

8 nguyen nhan gay nut ne moi va cach phong tranh-Hinh-2
2. Thiếu nước: Khi cơ thể thiếu nước, môi của chúng ta cũng có xu hướng mất nước và khoáng, do đó trở nên nứt nẻ, khô và bong tróc. Cách duy nhất để bảo vệ làn da cũng như cơ thể là bù nước bằng cách uống thật nhiều nước và bổ sung khoáng chất tự nhiên cho cơ thể. Hãy tuân theo quy luật “8 cốc nước một ngày” càng lâu càng tốt 

8 nguyen nhan gay nut ne moi va cach phong tranh-Hinh-3
3. Dị ứng: Đôi môi khô nứt nẻ có thể là do bạn đang sử dụng một loại thuốc hay mỹ phẩm không phù hợp với cơ thể bạn. Phản xạ dị ứng quanh miệng thường được thể hiện trên môi trước vì chúng rất nhạy cảm, làm cho môi khô nẻ, bong tróc và sưng.

8 nguyen nhan gay nut ne moi va cach phong tranh-Hinh-4
4. Bệnh Kawasaki: Môi nứt nẻ có thể là dấu hiệu của căn bệnh vô cùng nguy hiểm cần được chữa trị kịp thời - bệnh Kawasaki. Đây là căn bệnh khiến các mạch máu sưng lên và gây ra các vấn đề với hạch bạch huyết. Nếu không được chữa trị, nó sẽ tiếp tục gây ra các bệnh về tim mạch. Đây là lí do vì sao bạn không nên ngó lơ đôi môi nứt nẻ của bạn hay con trẻ. 

8 nguyen nhan gay nut ne moi va cach phong tranh-Hinh-5
 5. Rối loạn tuyến giáp: Bệnh suy giáp là một loại rối loạn tuyến giáp gây khô và nứt nẻ môi. Trong căn bệnh này, lớp da ngoài cùng của môi trở nên dày hơn, bạn bắt đầu thấy ngứa ngáy và cuối cùng thì lớp da đó sẽ khô lại. Môi khô và nẻ có thể là dấu hiệu ban đầu của chứng rối loạn tuyến giáp.

8 nguyen nhan gay nut ne moi va cach phong tranh-Hinh-6
6. Nhiễm trùng nấm: Nếu môi bạn bị nứt nẻ, đặc biệt là với những vết nứt nhỏ gần khóe miệng, có khả năng bạn đang hoặc sắp bị nhiễm trùng nấm. Trong trường hợp này, tốt nhất bạn nên tránh liếm môi và những khu vực xung quanh để ngăn nước bọt làm cho tình trạng bệnh xấu đi. Uống nhiều nước và giữ ấm cho cơ thể là phương pháp phòng tránh quan trọng và tìm sự giúp đỡ của bác sĩ. 

8 nguyen nhan gay nut ne moi va cach phong tranh-Hinh-7
7. Bệnh chốc (Impetigo): Bệnh chốc là một dạng nhiễm khuẩn và có thể xuất hiện ở bất cứ bộ phận nào của cơ thể, nhưng nó thường được thấy ở khu vực quanh mũi và miệng, trên cánh tay hoặc mông. Môi khô và nứt nẻ có thể là dấu hiệu của bệnh chốc và vì vậy, bạn cần thực hiện các biện pháp quan trọng để phòng tránh. 

8 nguyen nhan gay nut ne moi va cach phong tranh-Hinh-8
9. Hủy hoại do nắng: Vào mùa đông, ánh nắng cùng với gió khiến cho đôi môi khô ráp và nứt nẻ, đôi khi còn gây chảy máu. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe cho đôi môi, bạn cần sử dụng sản phẩm chăm sóc môi chất lượng cao. Nếu tình trạng môi không cải thiện, hãy đến gặp bác sĩ./. 

Theo VOV

>> xem thêm

Bình luận(0)