1. Không ăn đủ protein.
Protein là chất dinh dưỡng quan trọng để duy trì sức khỏe tốt và mang lại cho bạn cảm giác no. Tùy theo cân nặng và lối sống mà bạn nên tự quyết định lượng protein cần bổ sung. Một mẹo bổ sung thêm protein vào bữa ăn là thay đổi cách lựa chọn đồ ăn. Chẳng hạn thay vì bánh quy thường, hãy dùng bánh quy giòn nguyên hạt hoặc bánh quy phô mai.2. Không ăn đủ chất xơ.
Bạn sẽ dễ dàng bị ảnh hưởng sức khỏe nếu chỉ ăn các món ăn vặt mà không có đủ chất xơ. Thực phẩm không có nhiều chất xơ di chuyển qua đường tiêu hóa của bạn một cách nhanh chóng, khiến bạn đói ngay sau khi ăn, Allen nói. Thay vào đó, hãy sử dụng trái cây tươi, rau và ngũ cốc cho bữa nhẹ.3. Các bữa ăn quá xa nhau.
Cơn đói liên tục của bạn có thể là do cơ thể gửi những tín hiệu cần thiết rằng đã quá lâu kể từ bữa ăn trước. Thay vì cố định với ba bữa ăn chính, bạn có thể cân nhắc một bữa ăn nhẹ sau 3-4 giờ, tùy thuộc vào lịch ăn và mức độ hoạt động của bạn, Rachel Gilwit, chuyên gia dinh dưỡng tại UC San Diego Health cho biết.4. Thiếu ngủ.
Nhiều tài liệu đã chứng minh rằng việc thiếu ngủ làm tăng ham muốn của chúng ta đối với thực phẩm; Phòng khám Mayo thậm chí liệt kê đói là một yếu tố nguy cơ gây béo phì. Một nghiên cứu từng cho thấy thiếu ngủ ảnh hưởng xấu tới não tương tự như cần sa. Vì vậy, trong giai đoạn thiếu ngủ, hãy bổ sung năng lượng nhiều hơn cho cơ thể.5. Căng thẳng mãn tính.
Phòng khám Cleveland liệt kê sự thèm ăn tăng lên là một trong những triệu chứng của căng thẳng. Nếu cơn đói của bạn trùng với giai đoạn căng thẳng trong cuộc sống, hãy cắt giảm lượng công việc và dành thời gian nhiều hơn cho bản thân.6. Bệnh tiểu đường.
Khi bệnh tiểu đường không được kiểm soát, lượng đường trong máu khó có thể đến các bộ phận của cơ thể. Đường này về cơ bản không được sử dụng cho năng lượng một cách thích hợp và cơ thể tin rằng nó đang bị đói, vì vậy bạn cảm thấy cần phải ăn nhiều hơn. Kiểm tra lượng đường trong máu là bước đầu tiên để tìm hiểu xem bệnh tiểu đường loại 2 có phải là vấn đề gây nên tình trạng này.7. Cường giáp
Khi tuyến giáp hoạt động quá mức gây ra hiện tượng cường giáp làm tăng sự trao đổi chất của bạn, từ đó khiến cho cơn đói tăng lên. Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, rụng tóc, đổ mồ hôi nhiều, mệt mỏi và giảm cân cũng liên quan đến chứng cường giáp, theo báo cáo của Mayo Clinic.8. Thuốc có tác dụng phụ.
Nhiều loại thuốc kê toa rất phổ biến, chẳng hạn như corticosteroid và một số thuốc chống trầm cảm, có tác dụng phụ làm tăng sự thèm ăn. Vì vậy, nếu bạn gặp phải triệu chứng đặc biệt này, đừng ngại nói với bác sĩ để họ giúp đánh giá tất cả các loại thuốc bạn đang sử dụng.
1. Không ăn đủ protein.
Protein là chất dinh dưỡng quan trọng để duy trì sức khỏe tốt và mang lại cho bạn cảm giác no. Tùy theo cân nặng và lối sống mà bạn nên tự quyết định lượng protein cần bổ sung. Một mẹo bổ sung thêm protein vào bữa ăn là thay đổi cách lựa chọn đồ ăn. Chẳng hạn thay vì bánh quy thường, hãy dùng bánh quy giòn nguyên hạt hoặc bánh quy phô mai.
2. Không ăn đủ chất xơ.
Bạn sẽ dễ dàng bị ảnh hưởng sức khỏe nếu chỉ ăn các món ăn vặt mà không có đủ chất xơ. Thực phẩm không có nhiều chất xơ di chuyển qua đường tiêu hóa của bạn một cách nhanh chóng, khiến bạn đói ngay sau khi ăn, Allen nói. Thay vào đó, hãy sử dụng trái cây tươi, rau và ngũ cốc cho bữa nhẹ.
3. Các bữa ăn quá xa nhau.
Cơn đói liên tục của bạn có thể là do cơ thể gửi những tín hiệu cần thiết rằng đã quá lâu kể từ bữa ăn trước. Thay vì cố định với ba bữa ăn chính, bạn có thể cân nhắc một bữa ăn nhẹ sau 3-4 giờ, tùy thuộc vào lịch ăn và mức độ hoạt động của bạn, Rachel Gilwit, chuyên gia dinh dưỡng tại UC San Diego Health cho biết.
4. Thiếu ngủ.
Nhiều tài liệu đã chứng minh rằng việc thiếu ngủ làm tăng ham muốn của chúng ta đối với thực phẩm; Phòng khám Mayo thậm chí liệt kê đói là một yếu tố nguy cơ gây béo phì. Một nghiên cứu từng cho thấy thiếu ngủ ảnh hưởng xấu tới não tương tự như cần sa. Vì vậy, trong giai đoạn thiếu ngủ, hãy bổ sung năng lượng nhiều hơn cho cơ thể.
5. Căng thẳng mãn tính.
Phòng khám Cleveland liệt kê sự thèm ăn tăng lên là một trong những triệu chứng của căng thẳng. Nếu cơn đói của bạn trùng với giai đoạn căng thẳng trong cuộc sống, hãy cắt giảm lượng công việc và dành thời gian nhiều hơn cho bản thân.
6. Bệnh tiểu đường.
Khi bệnh tiểu đường không được kiểm soát, lượng đường trong máu khó có thể đến các bộ phận của cơ thể. Đường này về cơ bản không được sử dụng cho năng lượng một cách thích hợp và cơ thể tin rằng nó đang bị đói, vì vậy bạn cảm thấy cần phải ăn nhiều hơn. Kiểm tra lượng đường trong máu là bước đầu tiên để tìm hiểu xem bệnh tiểu đường loại 2 có phải là vấn đề gây nên tình trạng này.
7. Cường giáp
Khi tuyến giáp hoạt động quá mức gây ra hiện tượng cường giáp làm tăng sự trao đổi chất của bạn, từ đó khiến cho cơn đói tăng lên. Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, rụng tóc, đổ mồ hôi nhiều, mệt mỏi và giảm cân cũng liên quan đến chứng cường giáp, theo báo cáo của Mayo Clinic.
8. Thuốc có tác dụng phụ.
Nhiều loại thuốc kê toa rất phổ biến, chẳng hạn như corticosteroid và một số thuốc chống trầm cảm, có tác dụng phụ làm tăng sự thèm ăn. Vì vậy, nếu bạn gặp phải triệu chứng đặc biệt này, đừng ngại nói với bác sĩ để họ giúp đánh giá tất cả các loại thuốc bạn đang sử dụng.