Tỏi
Nhờ có hàm lượng allicin cao nên tỏi có đặc tính chống nhiễm trùng và giảm viêm. Ngoài ra, tỏi cũng được nhiều người tin tưởng là có khả năng cải thiện hen suyễn và giúp đẩy lùi nguy cơ ung thư phổi.
Quả sung
Quả sung có chứa nhiều axit malic và axit oxalic có lợi cho sức khỏe con người. Không chỉ đóng vai trò chống viêm, sưng tấy, quả sung còn thúc đẩy dạ dày và ruột tiêu hóa thức ăn hiệu quả hơn. Ngoài ra, sung cũng đóng vai trò giữ ấm và giữ ẩm cho cổ họng và phổi, rất hữu ích cho sức khỏe hệ hô hấp.
Gừng
Nhờ có đặc tính chống viêm nên gừng giúp làm sạch phổi. Bạn có thể thêm gừng vào các món ăn, pha trà gừng hoặc khi nấu nước bạn cho vài lát gừng vào. Sử dụng gừng sẽ giúp lọc bỏ nhiều độc tố ra khỏi đường hô hấp.
Mía
Theo y học cổ truyền mía có vị ngọt, tính hàn, lợi vào kinh phế và vị. Sử dụng mía giúp thanh nhiệt, lợi thấp, sinh tân nhuận táo, lợi liệu, tiêu trừ mệt mỏi, trợ giúp tiêu hóa. Ngoài ra, mía còn có công dụng bổ khí, dưỡng huyết.
Vì chứa nhiều chất ngọt tự nhiên nên mía giúp giữ ấm cổ họng, giảm triệu chứng khô miệng, khô cổ họng. Ngoài ra, mía giúp giảm ho, giảm đờm, tốt cho người bệnh hen suyễn. Dùng mía thường xuyên có thể chữa các chứng bệnh đường hô hấp, giải độc, sốt cao, đại tiện táo kết, bụng đầy trướng, tiểu tiện bất lợi, tiêu hóa phiền nhiệt,…
Không chỉ vậy, trong mía còn chứa nhiều kiềm nên có công dụng ngăn ngừa ung thư, nhất là ung thư phổi, ung thư đại tràng,…
Củ nghệ
Củ nghệ cũng có đặc tính chống viêm giống như gừng và tỏi nên rất tốt cho phổi.
Tiết lợn
Đây là thực phẩm giàu sắt và protein, giúp thanh lọc, đào thải nhiều độc tố, cặn bã tích tụ lại trong các cơ quan nội tạng như ruột, phổi,… Không chỉ tốt cho phổi, tiết lợi còn có lợi cho nhiều cơ quan khác.
Tuy nhiên khi ăn tiết lợn bạn cần hấp chín chứ không ăn sống. Trong tiết lợn tươi sống có thể chứa nhiều vi khuẩn.
Táo
Loại quả này có chứa nhiều vitamin cũng như flavonoid giúp duy trì hệ hô hấp khỏe mạnh. Bên cạnh đó, ăn táo cũng giúp ngăn ngừa sự phát triển của các loại bệnh liên quan đến phổi.
Rau súp lơ
Thành phần của súp lơ chứa nhiều vitamin C, folate, carotenoids, phytochemical,… Bên cạnh đó, trong súp lơ còn có một hợp chất hoạt tính gọi là L-sulforaphane có tác dụng giúp tế bào phổi chuyển dần sang gen chống viêm nhiễm để ngăn ngừa các bệnh lý hô hấp có thể xảy ra.
Ngoài ra, rau súp lơ cũng chứa nhiều các chất chống oxy hóa, giúp cơ thể loại bỏ các độc tố, ngăn ngừa ung thư, gia tăng tuổi thọ.