Thường xuyên dùng keo xịt tóc: Nhiều người không biết rằng keo xịt tóc có thể làm hỏng móng tay bởi nó có chứa đến 50% là cồn, làm khô móng, khiến móng yếu và dễ gãy. Các hợp chất trong keo xịt tóc còn phá vỡ lớp sơn móng tay. Để bảo vệ móng, bạn có thể dùng găng tay khi xịt tóc hoặc tránh để móng tiếp xúc với keo.Dùng móng tay như một công cụ: Việc thường xuyên dùng móng tay để mở lon nước ngọt hoặc cạo nhãn dán giá khiến móng tay dễ bị chấn thương nhẹ hoặc nứt gãy.Loại bỏ lớp biểu bì: Khi bạn đi làm móng ngoài tiệm, thợ làm móng thường vệ sinh lớp biểu bì bao quanh móng để giúp móng tay trông gọn gàng và hồng hào hơn. Tuy nhiên, lớp da nhỏ đó có chức năng bảo vệ móng. Loại bỏ lớp da đó khiến móng dễ bị vi trùng và vi khuẩn xâm nhập, dẫn tới các bệnh về móng.Nuôi móng tay quá dài: Để móng tay dài giúp bạn trải nghiệm các kiểu dáng khác nhau nhưng đó cũng là môi trường tốt để bụi bẩn, vi khuẩn cư trú. Nối móng giả cũng khiến móng thật mỏng và yếu đi. Tốt nhất, bạn nên để móng tay dài vừa phải.Giữ sơn móng tay quá lâu: Khi không có thời gian đi tẩy móng, bạn thường để lớp sơn móng bong tróc tự nhiên. Đây là thói quen xấu vì giống như da, móng tay có thể hấp thu các chất được phủ lên bề mặt chúng. Loại bỏ lớp sơn móng tay khi có dấu hiệu bong tróc hoặc sau một tuần sẽ giúp móng chắc khỏe hơn.Đi giày chật: Mang giày sai kích cỡ không chỉ không thoải mái mà còn có thể gây tổn thương cho móng chân. Nếu giày tác động quá mạnh vào móng, nó có thể dẫn đến chấn thương móng và thậm chí có thể khiến móng tách ra khỏi lớp móng.Thường xuyên ngâm mình dưới bể bơi: Clo trong nước bể bơi có thể khiến móng tay, móng chân khô và dễ kích ứng. Nếu thường xuyên bơi lội, hãy phủ một lớp sơn làm cứng móng để bảo vệ móng và thường xuyên dùng kem dưỡng chứa lanolin để hạn chế tác động tiêu cực của clo lên da tay và móng tay. Ảnh: BS.Mời độc giả theo dõi video "Làm đẹp của chị em thời Covid-19". Nguồn: VTV TSTC.
Thường xuyên dùng keo xịt tóc: Nhiều người không biết rằng keo xịt tóc có thể làm hỏng móng tay bởi nó có chứa đến 50% là cồn, làm khô móng, khiến móng yếu và dễ gãy. Các hợp chất trong keo xịt tóc còn phá vỡ lớp sơn móng tay. Để bảo vệ móng, bạn có thể dùng găng tay khi xịt tóc hoặc tránh để móng tiếp xúc với keo.
Dùng móng tay như một công cụ: Việc thường xuyên dùng móng tay để mở lon nước ngọt hoặc cạo nhãn dán giá khiến móng tay dễ bị chấn thương nhẹ hoặc nứt gãy.
Loại bỏ lớp biểu bì: Khi bạn đi làm móng ngoài tiệm, thợ làm móng thường vệ sinh lớp biểu bì bao quanh móng để giúp móng tay trông gọn gàng và hồng hào hơn. Tuy nhiên, lớp da nhỏ đó có chức năng bảo vệ móng. Loại bỏ lớp da đó khiến móng dễ bị vi trùng và vi khuẩn xâm nhập, dẫn tới các bệnh về móng.
Nuôi móng tay quá dài: Để móng tay dài giúp bạn trải nghiệm các kiểu dáng khác nhau nhưng đó cũng là môi trường tốt để bụi bẩn, vi khuẩn cư trú. Nối móng giả cũng khiến móng thật mỏng và yếu đi. Tốt nhất, bạn nên để móng tay dài vừa phải.
Giữ sơn móng tay quá lâu: Khi không có thời gian đi tẩy móng, bạn thường để lớp sơn móng bong tróc tự nhiên. Đây là thói quen xấu vì giống như da, móng tay có thể hấp thu các chất được phủ lên bề mặt chúng. Loại bỏ lớp sơn móng tay khi có dấu hiệu bong tróc hoặc sau một tuần sẽ giúp móng chắc khỏe hơn.
Đi giày chật: Mang giày sai kích cỡ không chỉ không thoải mái mà còn có thể gây tổn thương cho móng chân. Nếu giày tác động quá mạnh vào móng, nó có thể dẫn đến chấn thương móng và thậm chí có thể khiến móng tách ra khỏi lớp móng.
Thường xuyên ngâm mình dưới bể bơi: Clo trong nước bể bơi có thể khiến móng tay, móng chân khô và dễ kích ứng. Nếu thường xuyên bơi lội, hãy phủ một lớp sơn làm cứng móng để bảo vệ móng và thường xuyên dùng kem dưỡng chứa lanolin để hạn chế tác động tiêu cực của clo lên da tay và móng tay. Ảnh: BS.
Mời độc giả theo dõi video "Làm đẹp của chị em thời Covid-19". Nguồn: VTV TSTC.