Stress: Công việc căng thẳng, áp lực cuộc sống quá lớn là một trong những nguyên nhân gây chậm kinh nguyệt ở phụ nữ. Một biến cố làm chấn động cuộc sống của bạn có thể dẫn đến vô kinh. Thay đổi môi trường sống: Việc chuyển đến một thành phố mới, thói quen sinh hoạt, đồng hồ sinh học bị đảo lộn cũng là lý do dẫn tới chậm kinh. Tăng cân quá nhiều hoặc giảm cân quá nhiều: Việc tăng cân quá nhiều làm thay đổi việc tiết hormone trong cơ thể, có thể dẫn tới mất kinh. Trong khi đó những người giảm cân nhiều, quá gầy cũng có chu kỳ không ổn định.Tuyến giáp bất thường: Tuyến giáp điều chỉnh quá trình trao đổi chất và tương tác với nhiều hệ thống khác để giữ cho cơ thể luôn vận hành tốt. Bệnh ở tuyến giáp có thể làm tăng hay giảm bài tiết prolactin - một hormone sinh sản, từ đó làm mất kinh.Mãn kinh sớm: Việc thiếu hụt hormone có thể khiến chị em phụ nữ bị mãn kinh sớm. Cùng với "tắt" chu kỳ kinh nguyệt còn có các triệu chứng như nóng trong người, đổ mồ hôi ban đêm và khô âm đạo. Bệnh phụ khoa: Một số chị em bị chậm kinh nguyệt có thể là do mắc một số bệnh phụ khoa như viêm lộ tuyến cổ tử cung, u xơ cổ tử cung, bị buồng trứng đa nang hoặc các bệnh về bệnh suy buồng trứng hoặc viêm buồng trứng hay một số các bệnh về đông máu...Nếu chậm kinh là do các bệnh phụ khoa trên gây ra thì chị em cần sớm đến các cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra, thăm khám. Tác dụng phụ của thuốc: Dùng thuốc kháng sinh hay thuốc tránh thai trong thời gian dài, liên tục có thể dẫn đến chậm kinh.
Stress: Công việc căng thẳng, áp lực cuộc sống quá lớn là một trong những nguyên nhân gây chậm kinh nguyệt ở phụ nữ. Một biến cố làm chấn động cuộc sống của bạn có thể dẫn đến vô kinh.
Thay đổi môi trường sống: Việc chuyển đến một thành phố mới, thói quen sinh hoạt, đồng hồ sinh học bị đảo lộn cũng là lý do dẫn tới chậm kinh.
Tăng cân quá nhiều hoặc giảm cân quá nhiều: Việc tăng cân quá nhiều làm thay đổi việc tiết hormone trong cơ thể, có thể dẫn tới mất kinh. Trong khi đó những người giảm cân nhiều, quá gầy cũng có chu kỳ không ổn định.
Tuyến giáp bất thường: Tuyến giáp điều chỉnh quá trình trao đổi chất và tương tác với nhiều hệ thống khác để giữ cho cơ thể luôn vận hành tốt. Bệnh ở tuyến giáp có thể làm tăng hay giảm bài tiết prolactin - một hormone sinh sản, từ đó làm mất kinh.
Mãn kinh sớm: Việc thiếu hụt hormone có thể khiến chị em phụ nữ bị mãn kinh sớm. Cùng với "tắt" chu kỳ kinh nguyệt còn có các triệu chứng như nóng trong người, đổ mồ hôi ban đêm và khô âm đạo.
Bệnh phụ khoa: Một số chị em bị chậm kinh nguyệt có thể là do mắc một số bệnh phụ khoa như viêm lộ tuyến cổ tử cung, u xơ cổ tử cung, bị buồng trứng đa nang hoặc các bệnh về bệnh suy buồng trứng hoặc viêm buồng trứng hay một số các bệnh về đông máu...Nếu chậm kinh là do các bệnh phụ khoa trên gây ra thì chị em cần sớm đến các cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra, thăm khám.
Tác dụng phụ của thuốc: Dùng thuốc kháng sinh hay thuốc tránh thai trong thời gian dài, liên tục có thể dẫn đến chậm kinh.