Kinh nguyệt có màu sáng. Đây là một trong những dấu hiệu kinh nguyệt thất thường bạn không nên xem nhẹ. Kinh nguyệt thường có màu đỏ sẫm song nếu bỗng dưng chuyển sang màu đỏ tươi rất có thể bạn đang đối diện các vấn đề về nội tiết tố, chẳng hạn vấn đề về tuyến giáp. Đây cũng được xem là dấu hiệu của hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) song cũng có thể là tác dụng phụ của các loại thuốc bạn đang sử dụng.Chảy máu nhiều. Chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài trung bình từ 5 – 7 ngày. Chính vì vậy, nếu phát hiện tình trạng máu chảy nhiều, liên tục trong thời gian dài thì bạn nên cảnh giác chứng u xơ tử cung hoặc polyp cổ tử cung. Nếu sử dụng thuốc tránh thai, bạn không nên quá lo lắng bởi đây là một trong những tác dụng phụ thuốc mang lại.Chuột rút. Bạn chắc hẳn sẽ ngạc nhiên khi biết chuột rút cũng là cách cơ thể cho thấy đang có vấn đề về sức khỏe. Dù vậy, bạn không nên lo lắng nếu tình trạng này chỉ thỉnh thoảng diễn ra do vận động đột ngột. Những trường hợp đau đớn, khó kiểm soát mới được xem là dấu hiệu của tình trạng viêm màng dạ con.Chậm kinh. Nếu một thời gian dài liền bạn không có kinh dù không mang thai thì hết sức cảnh giác tình trạng u nang buồng trứng. Kỳ kinh thất thường cũng là một trong những dấu hiệu phổ biến của căn bệnh. Do vậy, bạn nên thăm khám bác sĩ để được tư vấn, chẩn đoán kịp thời.Kinh nguyệt thất thường. Nếu mắc chứng béo phì kết hợp kinh nguyệt không đều thì chị em nên tiến hành kiểm tra lượng đường trong máu. Việc insulin hoạt động không hiểu quả khiến cơ thể khó kiểm soát lượng đường trong máu, tác động trực tiếp đến buồng trứng của bạn.Kinh nguyệt nhiều màu. Bạn có thể yên tâm nếu kinh nguyệt có màu đỏ - màu tương tự nước quả việt quất. Ngược lại, nếu màu kinh nguyệt bất thường hoặc thay đổi theo ngày thì bạn nên đi khám bởi rất có thể cơ thể đang bị mất cân bằng estrogen.Kỳ kinh gián đoạn. Nếu 4 – 5 tháng liền không thấy kinh song không phải mang thai, bạn nên đi khám sớm. Tình trạng này có thể bắt nguồn từ chứng béo phì, tập luyện nặng hoặc sức khỏe quá yếu. Ngoài ra, nó cũng có thể đến từ các khối u não, cường giác hoặc vấn đề về chức năng buồng trứng.
Kinh nguyệt có màu sáng. Đây là một trong những dấu hiệu kinh nguyệt thất thường bạn không nên xem nhẹ. Kinh nguyệt thường có màu đỏ sẫm song nếu bỗng dưng chuyển sang màu đỏ tươi rất có thể bạn đang đối diện các vấn đề về nội tiết tố, chẳng hạn vấn đề về tuyến giáp. Đây cũng được xem là dấu hiệu của hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) song cũng có thể là tác dụng phụ của các loại thuốc bạn đang sử dụng.
Chảy máu nhiều. Chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài trung bình từ 5 – 7 ngày. Chính vì vậy, nếu phát hiện tình trạng máu chảy nhiều, liên tục trong thời gian dài thì bạn nên cảnh giác chứng u xơ tử cung hoặc polyp cổ tử cung. Nếu sử dụng thuốc tránh thai, bạn không nên quá lo lắng bởi đây là một trong những tác dụng phụ thuốc mang lại.
Chuột rút. Bạn chắc hẳn sẽ ngạc nhiên khi biết chuột rút cũng là cách cơ thể cho thấy đang có vấn đề về sức khỏe. Dù vậy, bạn không nên lo lắng nếu tình trạng này chỉ thỉnh thoảng diễn ra do vận động đột ngột. Những trường hợp đau đớn, khó kiểm soát mới được xem là dấu hiệu của tình trạng viêm màng dạ con.
Chậm kinh. Nếu một thời gian dài liền bạn không có kinh dù không mang thai thì hết sức cảnh giác tình trạng u nang buồng trứng. Kỳ kinh thất thường cũng là một trong những dấu hiệu phổ biến của căn bệnh. Do vậy, bạn nên thăm khám bác sĩ để được tư vấn, chẩn đoán kịp thời.
Kinh nguyệt thất thường. Nếu mắc chứng béo phì kết hợp kinh nguyệt không đều thì chị em nên tiến hành kiểm tra lượng đường trong máu. Việc insulin hoạt động không hiểu quả khiến cơ thể khó kiểm soát lượng đường trong máu, tác động trực tiếp đến buồng trứng của bạn.
Kinh nguyệt nhiều màu. Bạn có thể yên tâm nếu kinh nguyệt có màu đỏ - màu tương tự nước quả việt quất. Ngược lại, nếu màu kinh nguyệt bất thường hoặc thay đổi theo ngày thì bạn nên đi khám bởi rất có thể cơ thể đang bị mất cân bằng estrogen.
Kỳ kinh gián đoạn. Nếu 4 – 5 tháng liền không thấy kinh song không phải mang thai, bạn nên đi khám sớm. Tình trạng này có thể bắt nguồn từ chứng béo phì, tập luyện nặng hoặc sức khỏe quá yếu. Ngoài ra, nó cũng có thể đến từ các khối u não, cường giác hoặc vấn đề về chức năng buồng trứng.