6 quan niệm về ăn uống vẫn được chia sẻ nhưng... sai bét

Google News

Khi dùng mạng xã hội, nhiều lời đồn đại về ăn uống vẫn được chia sẻ mà chúng ta thường vẫn tin là đúng nhưng sự thật chưa chắc đã như vậy.

1. Các chế độ ăn kiêng đều không tốt
 
Lời đồn đại: Ăn kiêng không tốt cho sức khỏe.
Thực tế: Các nghiên cứu cho thấy không phải mọi chế độ ăn kiêng đều có hại. Ví dụ như chế đô ăn kiêng Địa Trung Hải có lợi ích rất tốt. Bởi cách ăn uống này dùng các món từ rau quả, trái cây, hải sản, các loại hạt và dầu ô liu. Chất dinh dưỡng từ các thành phần trong chế độ ăn này có thể giảm nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt 10%, ung thư vú 15% và ung thư đại tràng 25%.
Ngoài ra, một chế độ ăn kiêng khác cũng được chứng minh tốt với sức khỏe là chế độ ăn kiêng theo kiểu Bắc Âu. Với chế độ ăn kiêng này, trong bữa ăn có cá, rau, ngũ cốc... tốt cho sức khỏe. Các nhà khoa học cũng khuyên bác sĩ nên tư vấn cho bệnh nhân thực hiện các chế độ ăn kiêng để có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Ngoài ra, không phải tất cả các chế độ ăn kiêng đều không tốt. Tuy nhiên, bạn cần chọn chế độ ăn kiêng đã được các nhà khoa học nghiên cứu.
2. Uống quá nhiều cà phê có hại
 
Lời đồn: Uống nhiều cà phê không tốt, gây mất nước của cơ thể.
Thực tế: Theo các nghiên cứu, uống 3 ly cà phê mỗi ngày giảm nguy cơ mất trí nhớ 25%, 5 ly cà phê mỗi ngày giúp tránh bệnh Alzheimer. Caffein trong cà phê có tác dụng giảm lo lắng, cải thiện trí nhớ. Các nhà khoa học cũng đã chứng minh đồ uống này không gây mất nước như đồn đại. Cà phê là đồ uống có nhiều lợi ích nếu uống đúng chừng mực và giúp bộ não hoạt động tốt hơn.
3. Tuyệt đối không ăn đồ ăn cay
 
Lời đồn: Đồ ăn cay gây đau dạ dày phải tránh hoàn toàn.
Thực tế: Các nghiên cứu cho thấy ớt cay giúp giảm 13% nguy cơ tử vong do đau tim, đột quỵ. Loại gia vị này có tác dụng hỗ trợ quá trình tiêu hóa chất béo, tránh béo phì, phòng tránh tăng huyết áp và tiểu đường tuýp 2, có vai trò như chất chống oxy hóa. Ăn quá nhiều đồ ăn cay, ớt, tiêu sẽ làm bạn đau dạ dày, nhưng không có nghĩa là không dùng chúng. Điều quan trọng là bạn cần sử dụng ở mức độ vừa phải, tránh gây đau dạ dày.
4. Bỏng ngô là có hại
 
Lời đồn: Bỏng ngô chỉ cung cấp calo rỗng như khoai tây chiên. Calo rỗng là lượng calo từ chất béo bão hòa và đường có trong thực phẩm và đồ uống. Chúng làm tăng calo nhưng không cung cấp dinh dưỡng.
Thực tế: Bỏng ngô làm từ ngô không có các phụ gia đi kèm có chứa polyphenol. Đây là chất có tác dụng chống oxy hóa mạnh, giúp bảo vệ cơ thể tránh mắc xơ vữa động mạch, tiểu đường, ngăn tăng mỡ máu. Thậm chí, bỏng ngô còn chứa nhiều chất chống oxy hóa hơn các loại rau, trái cây.
5. Ăn nhiều bữa giúp giảm cân
 
Lời đồn: Nếu bạn ăn nhiều lần sẽ làm cho tiêu hóa nhanh hơn và có thể giảm cân.
Thực tế: Các nhà khoa học đã nghiên cứu sự khác biệt giữa những người ăn 3 bữa và 6 bữa/ngày. Kết quả cho thấy không có sự khác biệt gì về chất béo giữa 2 nhóm này. Cho nên, việc ăn nhiều bữa không có tác dụng giảm cân. Nếu chia nhỏ các bữa ăn với lượng thức ăn ít, bạn có thể thường xuyên thèm ăn làm cho cân nặng có thể tăng lên.
6. Dầu dừa tốt hơn bất cứ loại dầu nào khác
 
Lời đồn: Dầu dừa có thể thay thế các loại dầu khác.
Thực tế: Dầu dừa có tỷ lệ chất béo bão hòa lên đến 90%. Trong khi đó, bơ chứa 60%, thịt bò và thịt lợn chứa 40% chất béo bão hòa. Mức độ chất béo bão hòa trong dầu dừa cao như vậy có thể không tốt cho sức khỏe. Cho nên, bạn không nên dùng quá nhiều dầu dừa.
Theo Việt Phong/ Dân Việt

>> xem thêm

Bình luận(0)